Hội thảo với sự tham dự, trao đổi của đại diện đại lý khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông và nông dân khu vực Tây Nguyên.
Chìa khóa vàng cho cây sầu riêng Tây Nguyên
Những trải nghiệm thực tế lần nữa được đúc kết, chia sẻ tại Hội thảo Kỹ thuật NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate chuyên cây sầu riêng diễn ra ngày 23/4/2024 tại TP Buôn Ma Thuột. Chương trình quy mô với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành: PGS.TS Nguyễn Văn Nam – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên; ông Nguyễn Hắc Hiển – Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật tỉnh Đắk Lắk.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Luận - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV XNK Minh Dũng chia sẻ tại Hội thảo
Về phía Phân bón Cà Mau có các thành viên HĐQT gồm: ông Lê Đức Quang, bà Đỗ Thị Hoa, TS.Trương Hồng; TS Lê Hoàng Kiệt – Trưởng Ban Dự án Phát triển sản phẩm mới và giải pháp dịch vụ nông nghiệp… Cùng với sự tham gia nồng nhiệt của 20 đại lý khu vực Đắk Lắk, Đắk Nông; 80 nông dân chuyên canh cây sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk.
Cây sầu riêng nói chung, vùng Đắk Lắk nói riêng có giá trị kinh tế cao, nhưng công sức trồng trọt và chăm sóc cũng vô cùng phức tạp. Ngoài quy trình kỹ thuật chuẩn mực thì để đạt được sản lượng và chất lượng tốt nhất, việc sử dụng phân bón một cách hiệu quả là điều không thể phủ nhận.
Hội thảo với sự tham dự của lãnh đạo, viện trường và doanh nghiệp và nông dân tại Tây Nguyên
Hội thảo đã lần nữa đáp ứng kỳ vọng của nhà nông về bộ 3 giải pháp dinh dưỡng: chất lượng - giá cả phù hợp - công nghệ tiên tiến. Mở ra cái nhìn mới về phương pháp canh tác cây kinh tế trọng điểm trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết rất đặc trưng của Tây Nguyên.
NPK Cà Mau kế thừa các ưu điểm sẵn có, thêm công nghệ polyphosphate cho lượng đạm cao trên 20%, cung cấp đạm và lân hữu hiệu cao cho cây trồng. Sản xuất trên nền urea hóa lỏng và dây chuyền hiện đại bản quyền Espindesa (Tây Ban Nha), dòng phân này có độ mịn tan nhanh, không bị vón cục nên dễ tan hoàn toàn sau khi bón, không để lại cặn.
Giá trị kép về hiệu quả và môi trường
Đặc tính tròn đều, dễ phối trộn cũng sẽ giúp nhà nông chủ động cung cấp dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn cây non, trưởng thành, phát triển và đậu trái thu hoạch. Hội thảo chia sẻ thực tế, cây dùng NPK Cà Mau polyphosphate cứng cáp hơn, bộ rễ chắc khỏe, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ ra hoa kết trái cao.
Ông Nguyễn Hắc Hiển Chi cục trưởng Chi Cục Trồng trọt & Bảo vệ Thực vật tỉnh Đắk Lắk chia sẻ tại hội thảo
Cũng theo các chuyên gia, dòng phân bón NPK Cà Mau này cùng các giải pháp chia sẻ của các chuyên gia trong việc cung cấp dinh dưỡng cân đối, giúp cây trồng hấp thụ dưỡng chất hiệu quả, đặc biệt các yếu tố vi lượng, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường do giảm việc thất thoát phân bón. Đó là xu hướng phát triển xanh và bền vững
Khi cây sầu riêng đang dần đại trà, người dân Tây Nguyên được tiếp cận các phương pháp và kỹ thuật mới nhất, các công trình nghiên cứu hữu ích về công dụng nổi bật của phân bón, đưa nông sản vào chuẩn mực VietGap, GlobalGap, gia tăng giá trị trái sầu riêng và lợi nhuận cho bà con.
Cây sầu riêng hiện nay đang đón chờ cơ hội
Thông qua hội thảo, Phân bón Cà Mau cũng có thêm cơ hội cầu thị, lắng nghe chia sẻ và trăn trở từ các nhà vườn. Những khó khăn của bà con trong thực tiễn ứng dụng kỹ thuật, giải pháp được Công ty nghiên cứu để bổ sung hoàn thiện hơn.
Các chương trình như vậy đã giúp lan tỏa mô hình thành công từ phân bón công nghệ đi đôi kỹ thuật tân tiến. Điều mà Phân bón Cà Mau luôn nỗ lực cùng ban ngành Đắk Lắk, các địa phương khác tích cực triển khai, mang lại kết quả kép gồm giá trị mùa vụ cao và tư duy canh tác mới an toàn cho môi trường, phù hợp xu thế nông nghiệp thịnh vượng, bền vững.