Thứ 6, 22/11/2024, 19:43 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thủ tướng yêu cầu làm rõ đề xuất đánh thuế nhà thứ hai

Thủ tướng yêu cầu làm rõ đề xuất đánh thuế nhà thứ hai
(Tieudung.vn) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu kỹ thông tin phản ánh về đề xuất đánh thuế nhà căn thứ hai trở lên.

Ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ cho biết, trước đó, báo chí phản ánh nội dung: trước đề xuất đánh thuế nhà căn thứ hai trở lên của Bộ Tài chính, bên cạnh ý kiến ủng hộ với việc xây dựng thuế tài sản với nhà, có ý kiến cho rằng, sau nhiều năm trầm lắng đang rất cần sự hỗ trợ của chính sách, nên việc áp thuế tăng thêm khi mua căn nhà thứ hai tại thời điểm này là không phù hợp.

Trước đó, đầu tháng 8 vừa qua, trong Chính phủ về chuyên đề về việc xây dựng đề án đánh giá tình hình thị trường, xu hướng trung hạn, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, Bộ Tài chính cho rằng, việc nắm giữ, sở hữu, đầu tư bất động sản của người dân đang có xu hướng tăng lên. Do đó cần ban hành riêng Luật Thuế tài sản để sử dụng đất thêm hiệu quả.

Bộ Tài chính dẫn chứng, nguồn thu từ thuế sử dụng đất của Việt Nam hiện nay mới chiếm khoảng 0,03% GDP và khoảng 0,15% tổng thu ngân sách Nhà nước. Trong khi tại nhiều nước, nguồn thu từ thuế tài sản - đặc biệt thuế sử dụng đất - là một trong những nguồn thu lớn của ngân sách.

 

Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, trong năm 2017 vẫn chưa thể áp dụng sắc thuế này vì phải có thời gian xây dựng, xem xét kỹ. Còn trong tương lai chắc chắn sẽ phải thu, không chỉ vì ngân sách khó khăn, mà các nước họ đã đánh thuế này từ nhiều năm nay rồi.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, trong năm 2017 vẫn chưa thể áp dụng sắc thuế này vì phải có thời gian xây dựng, xem xét kỹ

Tại Việt Nam, thị trường bất động sản được kỳ vọng phát triển ổn định và bền vững hơn trong thời gian tới, khi hàng loạt chính sách mới như Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và các chính sách về tín dụng cho vay bất động sản đã có hiệu lực thi hành từ tháng 7/2016.

Bộ Tài chính nhấn mạnh, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng liên tục tăng trong các năm gần đây, từ 1.400 USD (năm 2013) lên 2.200 USD (năm 2016) và và dự báo sẽ tăng lên 3.400 USD vào năm 2020.

Trước đó, Bộ Tài chính từng lên phương án về việc đánh thuế với bất động sản thứ hai trở đi của người dân, tuy nhiên đề xuất này chưa nhận được sự đồng thuận rộng rãi từ dư luận.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết, Bộ đã giao Vụ Chính sách thuế nghiên cứu dự thảo đánh thuế nhà ở, nhất là những chủ thể có từ 2 - 3 nhà trở lên. 

Tuy nhiên, theo ông Hải, trong năm 2017 vẫn chưa thể áp dụng sắc thuế này vì phải có thời gian xây dựng, xem xét kỹ. Còn trong tương lai chắc chắn sẽ phải thu, không chỉ vì ngân sách khó khăn, mà các nước họ đã đánh thuế này từ nhiều năm nay rồi.

Liên quan đến nội dung này, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) cũng kiến nghị cần đánh thuế đối với người có nhiều nhà và đất (từ tài sản thứ hai trở đi) để phòng chống đầu cơ và sử dụng lãng phí bất động sản. này có thể giúp tăng nguồn cung cho thị trường, tạo thêm cơ hội cho người có nhu cầu thật tiếp cận nhà ở.

Trong trường hợp xuất hiện nguy cơ thị trường bất động sản sốt bong bóng, cần xem xét đánh thuế cao đối với trường hợp chuyển nhượng nhà, đất ngay sau khi mua. Có thể tính thuế ngay trong năm đầu tiên xuất hiện giao dịch kể từ lúc mua, nhằm phòng chống đầu cơ, giúp ổn định thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, HoREA đề xuất không nên thu áp sắc thuế này đối với các hộ gia đình nghèo dù đã có một căn nhà nhưng đang ở chật (đối với Tp.HCM là dưới mức bình quân 10 m2/người) nay mua thêm nhà thứ hai, thứ ba, nhưng tổng diện tích các nhỏ này không vượt quá 77 m2.

Tags:
VnEconomy
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.69917 sec| 788.969 kb