Thứ 6, 22/11/2024, 04:59 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cả về lượng lẫn giá trị

Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cả về lượng lẫn giá trị
(Tieudung.vn) - Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2021 xuất khẩu gạo đạt 618 nghìn tấn, trị giá đạt 322 triệu USD, tăng 4,1% về lượng và tăng 9,8% về trị giá so với tháng 9/2021. So với tháng 10/2020 thì tăng mạnh 70,4% về lượng và tăng 67,8% trị giá.

Tính chung cả 10 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 5,18 triệu tấn gạo, đạt trị giá 2,74 tỷ USD (giảm 3,1% về lượng và tăng 3,7% về trị giá so với 10 tháng năm 2020). 

Đáng chú ý, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang soán vị trí cao nhất thế giới, “vượt mặt” Thái Lan và Ấn Độ. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam đạt 425 USD tấn, trong khi giá gạo cùng loại của Thái Lan là 375 USD/tấn, giá gạo của Ấn Độ là 358 USD/tấn.

Các xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong 10 tháng/2021 bao gồm: Philipine đạt 1,1 tỷ USD, tăng 1,3%; Trung Quốc đạt 460 triệu USD, giảm 0,7%; Ghana đạt 303 triệu USD, tăng 7,3%...

Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cả về lượng lẫn giá trị

Xuất khẩu gạo Việt Nam tăng cả về lượng lẫn giá trị. Ảnh: VTV.vn

Những con số trên cho thấy, hạt gạo Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực về chất và lượng. Nhờ đó, mặc dù có những thời điểm lượng xuất khẩu giảm nhẹ, nhưng giá trị thu về vẫn tăng. Việt Nam ngày càng có thêm nhiều loại gạo đặc sản, chất lượng cao để thỏa mãn nhu cầu tại nhiều thị trường khó tính.

Để có được “trái ngọt” này, có thể nói đó là cả một quá trình nỗ lực tái cơ cấu sản xuất theo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, thời gian qua, Nhà nước cũng dành nhiều nguồn lực đầu tư cho hạ tầng thủy lợi. Đặc biệt, công tác nghiên cứu giống lúa của Việt Nam được đánh giá có những bước tiến ngoạn mục nhờ tinh thần tự vươn lên, học hỏi quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã có bộ giống lúa chất lượng tốt, có gạo hạt dài, có lúa thơm đặc sản… như gạo thơm, gạo japonica, gạo nếp. 

Làm ra loại gạo có sự pha trộn mùi thơm lá dứa ở phía Nam và mùi thơm cốm của lúa tám ở phía Bắc - điều mà các nước trên thế giới chưa từng làm được, doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí của kỹ sư Hồ Quang Cua đã góp phần khẳng định vị trí gạo Việt trên bản đồ gạo thế giới. ST24, ST25 có cùng hàm lượng amylose với gạo 5 lần ngon nhất thế giới - Khao Dawk Mali của Thái Lan, nhưng có độ bền gen cao hơn đến 15%. 

“Đó là cơ sở khoa học lý giải cho sự thành công của chúng ta, giúp Việt Nam gia nhập câu lạc bộ ngàn đô sau 3 thập kỷ lẹt đẹt ở mức 400 - 500 USD/tấn”, ông Hồ Quang Cua nhấn mạnh.

Cùng với đó là tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam với Liên hiệp châu Âu (EU) và các nước, Hiệp định Ðối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… được ký kết đặt ra yêu cầu với các doanh nghiệp rà soát sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường… Ðây cũng là những nền tảng thuận lợi để thúc đẩy đà tăng của gạo xuất khẩu Việt Nam năm 2022. 

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho rằng: “Việt Nam không phải “một mình một chợ” trong xuất khẩu gạo. Chúng ta đang chịu cạnh tranh gay gắt từ gạo Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia. Nếu không khẳng định được chất lượng, chắc chắn, gạo Việt Nam không có được kết quả xuất khẩu ấn tượng như vậy, không được sự coi trọng của nhiều thị trường nhập khẩu như vậy”. 

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt Anh, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông (Đồng Tháp), dẫn chứng: “Trong khi có thời điểm Thái Lan lượng gạo tồn kho tương đối lớn thì các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu gạo của Việt Nam ít khi có gạo tồn kho; trong khi Thái Lan tìm mọi cách đẩy mạnh bán gạo cho Philippines thì Philippines lại chỉ quan tâm đến gạo Việt, dù giá gạo của Việt Nam cao hơn”, ông Nguyễn Việt Anh nêu thực tế. 

Dự báo về tình hình xuất khẩu trong thời gian tới, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng hoạt động xuất khẩu gạo tiếp tục được đẩy mạnh do nhiều thị trường nhập khẩu lớn tại châu Á tăng nhập khẩu cho nhu cầu cuối năm. Cùng với đó, thị trường gạo thế giới bắt đầu có dấu hiệu sôi động trở lại khi dịch Covid-19 ở các nước xuất khẩu và nhập khẩu bớt căng thẳng, cho phép hoạt động thương mại gạo được nối lại.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...
 
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
(Tieudung.vn) HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển...
 
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD bật tăng, đạt mức 106,66
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024, đồng USD tiếp tục đà tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ,...

Giá - Sản phẩm

Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
 
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 21/11/2024, tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam, dao động trong...
 
Giá nông sản ngày 21/11/2024: Cà phê và hồ tiêu quay đầu giảm
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 21/11/2024, cà phê quay đầu giảm, mức giảm khoảng 800 đồng/kg. Hồ tiêu giảm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.89895 sec| 842.297 kb