Thứ 4, 04/12/2024, 00:27 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ
(Tieudung.vn) - Xây dựng chuỗi liên kết bền vững, cùng nhau phát triển và phụng sự xã hội là một trong những ưu tiên hàng đầu của Công ty Tân Hiệp Phát trong suốt hành trình 30 năm phát triển. Đơn cử với sản phẩm Trà Xanh Không Độ, thông qua các nhà cung cấp, công ty Tân Hiệp Phát đang thu mua, bao tiêu nguyên liệu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục ngàn hộ nông dân trồng chè tại Thái Nguyên.

Mối gắn kết chặt chẽ từ hộ nông dân đến nhà sản xuất

Trong 30 năm hình thành và phát triển thương hiệu doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam, Tân Hiệp Phát luôn chú trọng đến lợi ích cộng đồng, phát triển bền vững.

Một trong những sản phẩm nổi tiếng của Tân Hiệp Phát là Trà Xanh Không Độ được ra đời từ chuỗi liên kết từ nhà sản xuất (Tân Hiệp Phát) đến nhà cung cấp, hợp tác xã trồng chè, hộ nông dân đến nhà phân phối, đại lý bán lẻ. Sự chung tay, hợp lực của nhiều mắt xích đã tạo ra một sản phẩm chất lượng, được người trong và ngoài nước ưa chuộng là minh chứng cho thấy tính hiệu quả của gắn kết các mắt xích trong chuỗi phát triển bền vững.

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Những đồi chè xanh bạt ngàn tại xã Bản Ngoại, huyện Đại Từ, Thái Nguyên là một trong những nơi cung cấp  nguyên liệu để sản xuất Trà Xanh Không Độ.

Ông Đặng Quốc Thăng, Phó Giám đốc Công ty TNHH Chè Minh Phương (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên), một nhà cung cấp trà nguyên liệu cho Tân Hiệp Phát mỗi năm công ty chuẩn bị 1.600-1700 tấn trà bán thành phẩm xuất đi làm nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm Trà Xanh Không Độ. Để có được sản lượng này, công ty liên kết với các hợp tác xã trồng chè trong vùng, đặt bao tiêu sản phẩm, đưa ra quy trình trồng chè đạt theo tiêu chuẩn của khách hàng.

“Tân Hiệp Phát là khách hàng lớn, đồng hành với họ, chúng tôi có sự yên tâm, cùng phối hợp chặt chẽ với các hộ nông dân, hợp tác xã để đầu tư hạ tầng, xây dựng quy trình trồng, chăm sóc cây chè theo kỹ thuật để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Hiện nay Công ty Chè Minh Phương đang hợp tác với 10 hợp tác xã, mỗi hợp tác xã có khoảng 800 hộ nông dân trồng chè cung cấp nguyên liệu dùng cho sản xuất Trà Xanh Không Độ”, ông Thăng chia sẻ.

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Công ty Chè Minh Phương có khoảng 70 lao động với mức thu nhập trung bình từ 10 – 12 triệu đồng/tháng.

Chị Trần Thị Tươi (xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) bày tỏ niềm vui và tự hào khi cây chè do mình trồng ra trở thành nguyên liệu của sản phẩm Trà Xanh Không Độ nổi tiếng, từ đó thu nhập và của gia đình chị cũng như người dân trong vùng mỗi ngày một nâng cao hơn, ổn định hơn.

Để có sự đồng hành bền vững, chị Tươi chia sẻ nông dân như chị phải tuân thủ các quy trình trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chí cao mà Tân Hiệp Phát yêu cầu. “Chúng tôi chọn giống cây chè lai F1 là một trong những giống cho sản phẩm trà tốt nhất hiện nay, chăm sóc cắt tỉa đúng kỹ thuật, quy trình và đặc biệt tất cả đồi chè đều được trồng hữu cơ, đảm bảo chất lượng tốt nhất cung cấp cho nhà máy Tân Hiệp Phát”, chị Tươi nói.

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Theo ước tính của bà Trần Thị Thu Hiền, Giám đốc Hợp tác xã chè Thu Hiền (xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên), thu nhập của mỗi người dân đều đặn từ 9 – 12 triệu đồng/tháng. Có hộ gia đình thu nhập trung bình khoảng 40 triệu đồng/tháng nhờ cung cấp nguyên liệu để sản xuất Trà Xanh Không Độ.

Các hộ nông dân trồng chè tham gia phát triển chuỗi giá trị bền vững theo mô hình hợp tác xã, nhận được sự hỗ trợ của nhà cung cấp, hợp tác xã đảm bảo chất lượng tốt nhất. Bà Trần Thị Thu Hiền, Giám đốc Hợp tác xã Chè Thu Hiền (xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) cho biết bên cạnh sự đồng hành chặt chẽ của khách hàng lớn là Tân Hiệp Phát, hợp tác xã còn nhận được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về kỹ thuật trồng chè, làm bao bì, marketing… Hợp tác xã cũng hộ trợ người nông dân các loại thuốc bảo vệ thực vật đạt tiêu chuẩn, phân hữu cơ, thuốc sinh học, hướng dẫn cách chăm sóc…

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Tại Công ty Chè Minh Phương, những người làm bốc xếp tại kho có thể thu nhập lên đến 18 triệu đồng/tháng.

Mối liên kết chặt chẽ giữa hộ nông dân, nhà cung cấp và nhà sản xuất giúp kiểm soát tốt chất lượng đầu vào đồng thời ổn định được nguồn cung sản lượng. Các nhà đều có lợi ích trong sự “bắt tay” này, đem lại tính bền vững cho cả người trồng chè và người sản xuất. Sự đồng hành, tương trợ của Tân Hiệp Phát cùng các đối tác, nhà cung cấp, hộ nông dân, điểm bán…đã tạo nên chuỗi giá trị, đóng góp tích cực vào sự phát triển của cộng đồng.

Đời đời sống người dân đi lên, an sinh đảm bảo

An sinh xã hội được đảm bảo từ cây chè là câu chuyện bà Ngô Thị Lệ Huyền, Phó Giám đốc Công ty TNHH Chè Thái An (xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) chia sẻ. Theo bà Huyền, từ khi Công ty Chè Thái An trở thành nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Tân Hiệp Phát, sản lượng thu mua của Thái An đặt người nông dân trong vùng nhiều và ổn định hơn. Họ có thêm công ăn việc làm, tận dụng khai thác tối đa năng suất từ cây chè và không phải đi tìm công việc thời vụ lúc nông nhàn nên đời sống nông dân khá lên, an sinh xã hội trong vùng tốt hơn.

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Chị Bùi Thị Thảo (Ấp Ao Rôm 1, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên) tự hào khi vườn chè của gia đình được sử dụng để sản xuất sản phẩm Trà Xanh Không Độ nổi tiếng và tạo nên thu nhập ổn định nuôi sống cả gia đình nhiều thế hệ.

Mỗi tháng Công ty Chè Thái An xuất đi nhà máy Tân Hiệp Phát khoảng 120-150 tấn trà khô bán thành phẩm. Để làm ra một kg trà khô cần 5 kg chè tươi, tương ứng với sản lượng người dân trong vùng mỗi tháng thu hoạch khoảng 600-750 tấn lá chè tươi.

Riêng Công ty Chè Thái An tại huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đang hợp tác với hơn 20 hợp tác xã trồng chè, với số lượng khoảng 100 hộ dân trong mỗi hợp tác xã đang được hưởng lợi từ việc cung cấp nguyên liệu cho Tân Hiệp Phát. Người nông dân được nâng cao thu nhập với biên độ giá bán ổn định hơn cùng khách hàng lớn.

“Chuỗi liên kết từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến hộ nông dân đã thực sự tạo nên sự đổi mới trong đời sống của người dân nơi đây. Kinh tế các hộ gia đình tốt hơn, có nhiều hộ gia đình thu nhập từ 30-40 triệu đồng/tháng từ cây chè”, chị Nguyễn Thị Nga, tổ hợp tác thôn Nõn Bẹo, xã La Bằng, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) cho hay.

Người nông dân xã La Bằng, an tâm trồng chè hữu cơ khi được bao tiêu đầu ra cùng khách hàng lớn như Công ty Tân Hiệp Phát. Tổ hợp tác của chị Nguyễn Thị Nga ở xã La Bằng huyện Đại Từ đang có khoảng 100 hộ nông dân, cùng làm việc theo quy trình trồng chè hữu cơ, thu hái và chế biến theo tiêu chuẩn của Tân Hiệp Phát đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt các tiêu chí khắt khe về chất lượng, góp phần tạo nên sản phẩm nước uống Trà Xanh Không Độ từ nhiều năm qua đã đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, đáp ứng tiêu chuẩn FDA của Hoa Kỳ và và chứng nhận Halal dành cho các Quốc gia Hồi giáo.

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có 22.300 ha trồng chè và là tỉnh có diện tích chè phát triển lớn nhất cả nước với năng suất chè búp tươi đạt gần 120 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi hơn 250.000 tấn/năm

Gia đình bà Tăng Thị Dung (sinh năm 1966, tại xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên) đã có gần 30 năm trồng, chăm sóc cây chè cho hay: “Kể từ ngày vườn chè của gia đình bà được nhà cung cấp chọn thu mua cho nguyên liệu đầu vào làm Trà Xanh Không Độ chúng tôi phấn khởi, tự hào lắm. Đời sống kinh tế gia đình ổn định hơn, thu nhập tốt hơn. Để có sự ổn định ấy chúng tôi cũng phải thay đổi quy trình chăm sóc, trồng chè hữu cơ, đảm bảo an toàn vệ sinh ”.

Sinh ra và lớn lên bên cây chè, chị Bùi Thị Thảo (xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên) nói cây chè là nguồn thu nhập chính nuôi sống cả gia đình nhiều thế hệ. Giá bán chè biến động theo mùa, nhưng khi trở thành nhà cung cấp của khách hàng lớn như Tân Hiệp Phát, cây chè được tận dụng khai thác có giá trị tốt hơn, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Xây dựng chuỗi liên kết bền vững từ hàng chục ngàn hộ nông dân Thái Nguyên đến Trà Xanh Không Độ

Thỏa thuận hợp tác chiến lược lâu dài giữa Tân Hiệp Phát và Công ty Chè Minh Phương tại xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, Thái Nguyên.

Hiện Tân Hiệp Phát có 2.500 đối tác trong và ngoài nước, số lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp lên tới hơn 100.000 người. Các thành viên trong chuỗi liên kết được đảm bảo tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định, cùng nhau phát triển, an sinh xã hội ngày một tốt hơn.

Ưu tiên sử dụng nguyên liệu đầu vào là các sản phẩm chất lượng tại các địa phương với chuỗi liên kết giá trị, Tân Hiệp Phát có lợi thế riêng khi hội tụ sức mạnh địa phương trong cuộc đua các công ty đa quốc gia bằng sản phẩm chất lượng cao, giá trị đạt chuẩn quốc tế.

“Muốn đi xa hãy đi cùng nhau” đúng với tiêu chí ấy, sự hợp lực của nhiều nhà để tạo ra một sản phẩm nổi tiếng như Trà Xanh Không Độ của Tân Hiệp Phát đã minh chứng cho thấy sự gắn kết để cùng nhau phát triển, phụng sự an sinh xã hội, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Tags:
5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 3/12/2024: USD phục hồi trở lại mốc 106
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 3/12/2024, tỷ giá trung tâm giảm nhẹ 11 đồng, trong khi chỉ số Dollar...
 
Giá vàng ngày 3/12/2024: Vàng thế giới và trong nước giảm mạnh
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 3/12/2024, cùng chiều với diễn biến trên thị trường vàng thế giới, giá vàng trong...
 
Giá ngoại tệ ngày 2/12/2024: USD biến động khi Scott Bessent được chọn làm Bộ trưởng Tài chính
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 2/12/2024, tỷ giá trung tâm giữ nguyên ở mức 24.251 đồng; chỉ số Dollar...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 3/12/2024: Tăng giảm trái chiều tại một số địa phương
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 3/12/2024, biến động nhẹ tại một số địa phương, dao động trong khoảng 60.000...
 
Giá nông sản ngày 3/12/2024: Cà phê đảo chiều giảm mạnh, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 3/12/2024, cà phê quay đầu giảm mạnh, mức giảm từ 1.700 2.000 đồng/kg....
 
Giá heo hơi ngày 2/12/2024: Duy trì ổn định ở mức giá cao
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 2/12/2024, duy trì ổn định trên cả nước. Khảo sát mới nhất cho thấy,...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.72912 sec| 896 kb