Thứ 6, 22/11/2024, 22:37 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vàng “nóng lạnh” bởi sự “hai mặt” của các công ty kinh doanh

Vàng “nóng lạnh” bởi sự “hai mặt” của các công ty kinh doanh
(Tieudung.vn) - Diễn biến của cơn sốt giá vàng trong những ngày vừa qua cho thấy, lượng chênh lệch giá cao hay thấp, nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự điều chỉnh từ phía doanh nghiệp. Và việc tất yếu xảy ra, người dân bị thiệt còn các doanh nghiệp kinh doanh vàng đang vớ bẫm… trên sự thiếu tỉnh táo của người dân.

Sự "hai mặt" trong kinh doanh vàng

Vàng sốt bất thường, nhằm đúng lúc giá đỉnh điểm, một công ty kinh doanh vàng đăng tin "các chuyên gia" khuyên người dân "đi mua vào thời điểm này, đợi giá lên nữa bán chốt lời".

Mô tả ảnh.
Chênh lệch giữa giá bán và mua vàng tại các công ty lên đến trên 1.000.000đ/lượng - Ảnh Tuổi Trẻ

Bản tin giá vàng của một công ty kinh doanh vàng bạc lớn tại Hà Nội ngày 6/7 đưa thông tin "các chuyên gia khuyên giá vàng đang xu hướng tăng, nên các và người dân có thể mua vào thời điểm này, đợi giá lên nữa bán chốt lời".

Việc tung thông tin dán vào "mác chuyên gia" khuyên dân đi mua chờ giá lên kiếm lời một cách thiếu xác tín nhằm vào điều gì?

Ngay cả các chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu khi trả lời phỏng vấn báo chí, cũng chỉ có thể đưa ra phán đoán về xu hướng giá một cách thận trọng và đặc biệt, không bao giờ dạy dỗ người dân một cách ngu ngơ "Vàng còn lên, mua đi để chờ giá lên nữa mà bán kiếm lời".

Bởi tất cả cùng đi mua, đến lúc cùng đi bán thì bán cho ai? Câu trả lời duy nhất: Bán cho công ty kinh doanh vàng. Trong khi giá mua/bán do các công ty kinh doanh vàng quyết định. Họ nắm đằng chuôi.

Hãy nhìn vào chênh lệch giá mua vào và bán ra của các công ty vàng bạc những ngày này.

Ngày 4/7 chênh lệch mua bán 550.00 đồng mỗi lượng. Tức là mỗi lượng vàng vừa mua bán trao tay, họ bán lại cho người mua, công ty ăn lãi hơn nửa triệu.

Ngày 6/7: Chênh lệch mua bán tăng lên 700.000 đồng.

Sáng 7/7: Chênh lệch mua vào - bán ra đã tăng lên trên 1.000.000 đồng. Mức cao kỷ lục từ trước đến nay để đảm bảo siêu lợi nhuận cho công ty vàng và đẩy rủi ro cho người dân.

Chênh lệch khủng cho thấy, các nhà kinh doanh mua đi bán lại đã nhờ tâm lý đám đông ăn lãi khủng như thế nào.

Người dân cần tỉnh táo trước sự “hai mặt” này!

Những cơn sốt vàng thường mang đến nhiều bi kịch cho người dân hơn là lợi nhuận thực sự. Bởi những xu hướng đầu tư nhất thời, thiếu đã đưa người dân đến với công thức bất dịch “mua giá cao bán giá thấp”.

Mô tả ảnh.
Biểu đồ cơn "sốt" vàng giả tạo vừa qua - Ảnh Tuổi Trẻ

Nhìn lại cơn cơn sốt vàng năm 2011 để thấy được sự bị động của người dân trước những yếu tố đầu cơ. Giá vàng trong nước khởi động ở mức 35,8 triệu đồng một lượng khi giá thế giới dao động nhẹ quanh 1.370 USD/Ounce vào đầu năm 2011.

Ngay sau khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá tăng kỷ lục tới 9,3% vào ngày 11/2/2011 thì cỗ xe giá vàng bắt đầu bứt phá lên mức 36 triệu đồng một lượng, mặc dù giá vàng thế giới không ghi nhận biến động nào đáng kể.

Từ đó cho tới cuối năm, những kỷ lục mới về giá liên tiếp được phá và lập đỉnh 49 triệu đồng một lượng vào ngày 23/8/2011. Giá vàng trong nước nhiều khi còn không tuân theo quy luật của giá thế giới, lúc thì đảo chiều, lúc thì chênh lệch ở mức gần 5 triệu đồng. Tuy nhiên, bi kịch nhất vẫn là việc người dân đổ xô đi mua vào thời điểm giá xác lập kỷ lục và bán ra lúc giá đã xuống thấp.

Một chuyên gia chứng khoán nhận định: “Việc mải mê chạy theo giá vàng nhưng luôn đi sau một bước đã khiến cho người dân 'vỗ béo' cho doanh nghiệp vàng cũng như giới đầu cơ. Một số ít may mắn thu lợi nhưng phần đa là hụt hơi trong trong trò chơi đuổi bắt”.

Trở lại với diễn biến giá vàng trong những ngày vừa qua, mức chênh lệch cao nhất là khoảng 2 triệu đồng trong mỗi phiên. Tuy nhiên ở lần biến động giá với biên độ rộng này vẫn chưa thấy dấu hiệu nào của một cơn sốt thực sự. Khảo sát thực tế cho thấy việc mua bán vàng vẫn diễn ra bình thường, không tạo thành sóng lớn.

Một doanh nghiệp vàng ở TP HCM cũng cho rằng, số lượng bán ra của toàn hệ thống một ngày khoảng hơn 150 lượng thì chưa đủ để cấu thành một cơn sốt vàng thực sự. Nếu đối chiếu với cơn sốt năm 2011 thì mỗi chi nhánh cũng bán ra trên dưới 10.000 lượng mỗi ngày.

Mỗi thời điểm giá vàng tăng nóng thì thuật ngữ “tâm lý đám đông” lại được sử dụng để mô tả việc thị trường đang lôi cuốn những nhà đầu tư "khù khờ". Người dân cần tỉnh táo nhận biết những lời khuyên nào là có lợi cho mình, lời khuyên nào ngầm đẩy rủi ro cho khách mua nhằm vơ vét lợi nhuận cho công ty kinh doanh vàng ...

Tags:
5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Chứng khoán 22/11: VN-Index kết tuần giảm nhẹ, cổ phiếu Hòa Phát giao dịch đột biến
(Tieudung.vn) Thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên chiều nay 22/11 và kết phiên trong sắc...
 
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD tăng mạnh, ở mức 107,05
(Tieudung.vn) - Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024, đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng, ở mức 107,05.
 
Giá vàng ngày 22/11/2024: Vàng tăng đến 1 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 22/11/2024, trên thế giới giá vàng phục hồi ấn tượng nhờ căng thẳng địa chính...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Ổn định trên cả nước
(Tieudung.vn) - Giá heo hơi ngày 22/11/2024, ổn định trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
 
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng bật tăng mạnh
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 22/11/2024, cà phê tăng mạnh trở lại, mức tăng từ 1.700 1.800 đồng/kg....
 
Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.95366 sec| 850.648 kb