Thứ 5, 21/11/2024, 20:36 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung, không tăng giá hàng hóa bình ổn trong 2 tháng dịp Tết

TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung, không tăng giá hàng hóa bình ổn trong 2 tháng dịp Tết
(Tieudung.vn) - Dịp Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã và sẽ triển khai nhiều hoạt động bình ổn thị trường, giảm áp lực chi tiêu cho người tiêu dùng.

“Kìm giá” hàng hoá phục vụ người dân

Theo đó, để đảm bảo ổn định nguồn cung hàng hóa và giá cả, giúp người dân vui Tết đầy đủ, mới đây Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã có chỉ đạo về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Cụ thể, từ ngày 23/12/2022 đến ngày 19/2/2023, TP Hồ Chí Minh sẽ giữ cố định, không tăng giá bán các mặt hàng bình ổn thị trường để giúp người dân bớt lo lắng về việc tăng giá hàng hoá dịp Tết.

TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung, không tăng giá hàng hóa bình ổn trong 2 tháng dịp Tết

Ngành Công thương TP Hồ Chí Minh sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp để bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán 2023. Ảnh: Tiểu Thúy

Sở Công thương yêu cầu, các doanh nghiệp tham gia “Chương trình bình ổn thị trường” các mặt hàng hàng lương thực, thiết yếu cần chủ động nguồn hàng, cung ứng sản lượng đủ, vượt số lượng đã đăng ký; đảm bảo hàng hóa tham gia chương trình đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và bán đúng giá đăng ký đã được Sở Tài chính công bố. Giữ cố định, không tăng giá bán các mặt hàng bình ổn thị trường từ ngày 23/12/2022 đến ngày 19/2/2023.

Đồng thời, tăng cường các hoạt động khuyến mại, trước và sau Tết, đặc biệt các ngày cận Tết để người dân có điều kiện vui xuân, mua sắm Tết, ưu tiên tập trung khuyến mại các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầuTết.

Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, nhu cầu thị trường, có kế hoạch dự trữ, cung ứng nguồn hàng phong phú, dồi dào phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2023.

Chia sẻ về việc “kìm giá” hàng hoá dịp Tết, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh thông tin, nhằm tránh nguy cơ khan hiếm và giá cả hàng hóa tăng cao vào thời điểm Tết Nguyên đán, ngay từ giữa năm 2022, Sở Công thương đã làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn TP triển khai công tác bình ổn thị trường.

Đồng thời, Sở Công thương khuyến khích doanh nghiệp mở thêm cửa hàng, các điểm kinh doanh hàng bình ổn, tạo điều kiện cho người dân mua sắm Tết với giá cả tốt nhất. Sở sẽ là đầu mối, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác chuẩn bị hàng hóa, mở rộng kinh doanh.

"Chương trình bình ổn lưu động sẽ bổ trợ cho một số khu vực thiếu điểm bán phục vụ cho công nhân. Các đơn vị lớn như Saigon Co.op , CP, Aeon Mall… đã sẵn sàng các điểm bán và chúng tôi sẽ bổ trợ khi cần thiết" - ông Bùi Tá Hoàng Vũ .

Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cam kết, sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, có các phương án, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn cung gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết.

TP Hồ Chí Minh: Đảm bảo đủ nguồn cung, không tăng giá hàng hóa bình ổn trong 2 tháng dịp Tết

Tại nhiều siêu thị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, giá bia và nước giải khát đang khuyến mãi mạnh, để kích cầu người dịp Tết. Ảnh: Tiểu Thúy

Doanh nghiệp tích cực nhập cuộc

Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho các kênh phân phối, các doanh nghiệp đã dành nguồn vốn 22 nghìn tỷ đồng để chuẩn bị hàng hóa trong tháng Tết. Trong đó tập trung vào các loại hàng hóa như trứng, lương thực thực phẩm, thực phẩm chế biến… TP Hồ Chí Minh hiện có 46 trung tâm thương mại, 227 siêu thị và 3.000 cửa hàng tiện ích. Dự báo nguồn hàng tăng khoảng 2-3 lần so với các tháng bình thường.

Đơn cử, để thực hiện tốt nhiệm vụ bình ổn giá cả thị trường, phần lớn ngân sách hàng Tết năm nay được Saigon Co.op ưu tiên đầu tư cho 9 nhóm hàng bình ổn thị trường gồm: Gạo, đường, dầu ăn, , thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả, thủy hải sản…. Còn lại dành cho các mặt hàng thực phẩm, phi thực phẩm khác và các loại đặc sản Tết.

Còn theo bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thưc phẩm TP Hồ Chí Minh, bình ổn thị trường vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi của doanh nghiệp. Bởi, thực tế từ khi có chương trình bình ổn, thì tình trạng tích trữ hàng trước, chờ đến Tết để nâng giá lên không còn nữa. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bình ổn luôn bảo đảm nguồn hàng dồi dào và khi thị trường biến động, doanh nghiệp sẽ có ngay lượng hàng đáp ứng, không để xảy ra tình trạng khan hiếm.

Tương tự, Công ty Thực phẩm Ánh Nhi cũng cho biết, đã chuẩn bị sản lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng số lượng theo chương trình đề ra, cũng như đảm bảo chất lượng bình ổn, giá bán như đã đăng ký.

Cùng với đó, ông Nguyễn Như Sinh - Giám đốc Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình cho hay, doanh nghiệp cân đối ở mỗi khâu, tiết giảm chi phí làm sao ổn định được giá bán tốt nhất và vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Riêng với mạng lưới phân phối, sẽ kết nối chặt chẽ chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất, cung ứng... đến tiêu dùng để đảm bảo giá bán.

TP Hồ Chí Minh hiện có hơn 10.000 điểm bán hàng bình ổn trải rộng khắp các quận, huyện. Lượng hàng bình ổn chiếm 25 - 43% nhu cầu thị trường.

Khởi động từ năm 2002, Chương trình bình ổn thị trường đã góp phần bảo đảm an sinh , ổn định nguồn cung. Hàng hóa tham gia chương trình luôn có giá thấp hơn thị trường từ 5 - 10%...

Trong năm 2022, Chương trình bình ổn thị trường của TP Hồ Chí Minh đã cung ứng lượng hàng trứng gia cầm bình ổn chiếm 79% thị phần, thịt gia cầm chiếm 33,8%, dầu ăn chiếm 28,2%, đường chiếm 21,3%, thịt gia súc chiếm 18,6%... Tổng doanh thu của chương trình năm 2022 ước đạt gần 22.400 tỷ đồng.

Qua 20 năm triển khai, chương trình từ cách tiếp cận ban đầu là “bình ổn giá” đến “bình ổn thị trường” là sự thay đổi trong tư duy tiếp cận đầy sáng tạo, đã góp phần vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của TP Hồ Chí Minh được ổn định và luôn thấp hơn CPI cả nước.  

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...
 
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
(Tieudung.vn) HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển...
 
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD bật tăng, đạt mức 106,66
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024, đồng USD tiếp tục đà tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ,...

Giá - Sản phẩm

Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
 
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 21/11/2024, tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam, dao động trong...
 
Giá nông sản ngày 21/11/2024: Cà phê và hồ tiêu quay đầu giảm
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 21/11/2024, cà phê quay đầu giảm, mức giảm khoảng 800 đồng/kg. Hồ tiêu giảm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.44655 sec| 854.422 kb