Thứ 7, 11/05/2024, 10:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tiêu thụ trái cây chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thương lái

Tiêu thụ trái cây chủ yếu vẫn phụ thuộc vào thương lái
(Tieudung.vn) - Mặc dù 80% tổng sản lượng trái cây tiêu thụ tại thị trường trong nước (chủ yếu dạng quả tươi), trong đó có đến 90% lượng trái cây phân phối thông qua kênh thương lái rồi đến chợ truyền thống. Các kênh phân phối hiện đại (hệ thống siêu thị và cửa hàng trái cây cao cấp) chỉ phục vụ được 10% nhu tiêu dùng ở các thành phố lớn.

Cần cải thiện kênh tiêu thụ

Tại Hội nghị Thúc đẩy phát triển sản xuất xuất khẩu trái cây tổ chức ở Tiền Giang, hôm nay (6/12) ông Nguyễn Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, mặc dù thời gian qua, ngành nông nghiệp nỗ lực xây dựng vùng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, góp phần hình thành vùng quả tập trung như xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), thanh long (Bình Thuận), vải thiều (Bắc Giang, Hải Dương), nho (Ninh Thuận), (Vĩnh Long). Tuy nhiên, diện tích các vùng chuyên canh còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích hơn 857.000ha cây ăn quả hiện có trên cả nước, phần lớn diện tích vẫn là vườn tạp, phát triển theo quy mô hộ gia đình.

Mô tả ảnh
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT và tỉnh Tiền Giang chủ trì Hội nghị Thúc đẩy phát triển sản xuất xuất khẩu trái cây.

Bộ NN&PTNT cũng nhận định, bức tranh xuất khẩu đang rất sáng sủa nhưng ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn. Các hàng rào kỹ thuật trong kiểm dịch thực vật dựng lên rất nhiều nhằm thay thế hàng rào thuế quan trong thương mại quốc tế khiến việc đàm phán xuất khẩu rất khó khăn, kéo dài nhiều năm trời.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết, trái cây là sản phẩm nông nghiệp có mức tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, thu hút nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân, theo đánh giá của tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả, cả tươi và chế biến, trên thế giới mức tăng trưởng cao hơn so với sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, nhu cầu và khả năng cung ứng các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn (có chứng nhận chất lượng) đang tăng nhanh.

Mô tả ảnh
 

Việc quy hoạch chưa có trọng tâm, chưa tập trung tối ưu để tạo ra những vùng sản xuất có tính cạnh tranh là nguyên nhân khiến xuất khẩu trái cây chưa ổn định. Số vùng chuyên canh còn quá ít nên khi khách hàng cần sản lượng lớn, thời gian giao hàng ngắn thì khó có thể thu gom đủ. Ngoài ra, do giống và quy trình chăm sóc không đồng đều, nguồn nguyên liệu lại không ổn định, ảnh hưởng đến chất lượng chế biến.

Tiêu thụ tại thị trường nội địa cũng chưa tốt, có đến 90% sản lượng trái cây tiêu thụ trong nước qua kênh chợ truyền thống, thương lái, bán lề đường khiến giá thành đội lên trong khi giá trị gia tăng chưa nhiều. Trong khi đó, các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng trái cây cao cấp còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được 10% sản lượng trái cây tiêu thụ của người tại các đô thị lớn.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang nhận định, cây ăn quả là cây trồng chủ lực của tỉnh này. Tuy nhiên, việc liên kết giữa các thành phần trong chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra chưa tốt. Tại Tiền Giang, có đến 98% sản lượng trái cây nhà vườn phải bán cho thương lái, chỉ có 2% được bán cho doanh nghiệp xuất khẩu. Các thương nhân phân loại bán cho 3 đối tượng, gồm công ty xuất khẩu, chợ đầu mối và người bán lẻ.

Tiềm năng xuất khẩu lớn

Năm 2016, 10 thị trường xuất khẩu (XK) có kim ngạch đạt trên 20 triệu USD như: Trung Quốc (70,8%), Hoa Kỳ (3,4%), Hàn Quốc (3,4%), Nhật Bản, Hà Lan, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore, Australia (lần lượt từ 2,2 - 1,1%). Tốc độ tăng trưởng vào các thị trường chính như Trung Quốc đạt 36%; Thái Lan: 21%; Indonesia: 24%; Mỹ: 90%; Canada: 42% và Thuỹ Sỹ: 82%. 

Dự kiến, trong năm 2017, rau quả Việt Nam xuất khẩu đạt kim ngạch từ 3,5 -3,6 tỷ USD, tăng 41 – 48% so với năm 2016. Đây là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong những năm gần đây, bình quân mức tăng trưởng đạt 32,2%/năm trong giai đoạn 2011-2016.

Ông Phạm Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, vừa qua, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS) đã có văn bản đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu quả vú sữa sang Hoa Kỳ. Đây là kết quả sau một thời gian dài đàm phán của ngành nông nghiệp. Cuối tháng 12 này, Bộ NN&PTNT, tỉnh Tiền Giang và doanh nghiệp sẽ chính thức xuất khẩu lô hàng vú sữa đầu tiên vào thị trường Hoa Kỳ.

Mô tả ảnh
 

Theo ông Tuấn, tình hình trồng vú sữa tại Tiền Giang đang đối mặt nhiều khó khăn khi thời gian dài khó tiêu thụ, diện tích giảm mạnh cả sản lượng lẫn năng suất. Mặc dù tỉnh đã tổ chức nhiều hội thảo, nhiều biện pháp để phát triển vùng vú sữa nhưng chưa khả thi.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó cục trưởng Cục BVTV - Bộ NN&PTNT thông tin, mới đây, phía Hoa Kỳ cũng đã đồng ý cho phép Việt Nam xuất khẩu trái xoài tươi vào thị trường này. “Nếu Việt Nam kịp cung cấp mã số vùng trồng và xử lý kiểm dịch thực vật theo yêu cầu thì có thể sẽ xuất khẩu được xoài tươi vào Hoa Kỳ trong năm nay. Đây là những tin vui rất lớn cho nông dân Việt Nam dịp cuối năm”, ông Thiệt nhấn mạnh.

Hiện nay, đa số các nhà máy chế biến hiện có quy mô vừa và nhỏ, chưa có vùng nguyên liệu, việc liên kết giữa sản xuất, bảo quản và chế biến còn nhiều hạn chế, khả năng đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến còn chậm. Cạnh tranh thương mại giữa các nước sản xuất ngày càng gay gắt, nhiều rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, ATTP.

Chính vì vậy, ngành nông nghiệp cần tập trung ưu tiên phát triển các chủng loại và giống cây ăn quả đặc sản có lợi thế cạnh tranh và thị trường tiêu thụ; chú trọng phát triển các chủng loại cây ăn quả có lợi thế phục vụ tiêu thụ nội địa. Đồng thời đổi mới toàn diện, phát triển sản xuất cây ăn quả theo chuỗi ngành hàng, trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo, hình thành và phát triển ổn định các vùng nguyên liệu trọng điểm. Tăng cường năng lực chế biến, đa dạng hóa sản phẩm, nhất là sản phẩm chế biến sâu. Củng cố, phát triển thị trường tiêu thụ nội địa. Tăng cường các hoạt động tìm kiếm, quảng bá, xúc tiến xuất khẩu trái cây, giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường mới, đặc biệt là các thị trường lớn.

 

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ hôm nay 11/5/2024: Tăng nhẹ phiên cuối tuần
(Tieudung.vn) Tỷ giá USD hôm nay (11/5), USD trong nước và thế giới đồng loạt tăng nhẹ sau dữ liệu tâm lý...
 
Giá vàng hôm nay 11/5/2024: Chưa ngừng tăng, SJC lên hơn 92 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng hôm nay (11/5), vàng SJC lại một lần nữa phá đỉnh khi thiết lập đỉnh mới...
 
Vàng miếng SJC tăng
(Tieudung.vn) Trưa ngày 10/5, giá vàng miếng SJC ghi nhận tăng hơn 2,5 triệu đồng mỗi lượng, chính thức chạm...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 11/5/2024: Cà phê tiếp tục tăng, hồ tiêu đảo chiều lao dốc
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 11/5/2024, giá cà phê trong nước tăng 1.000 đồng/kg. Hiện giá mua dao động...
 
Giá heo hơi ngày 11/5/2024: Miền Bắc chạm mốc 65.000 đồng/kg
(Tieudung.vn) Giá heo ngày 11/5, giá heo hơi tiếp đà tăng nhẹ ở cả ba miền. Theo các chuyên...
 
Vàng miếng SJC tăng
(Tieudung.vn) Trưa ngày 10/5, giá vàng miếng SJC ghi nhận tăng hơn 2,5 triệu đồng mỗi lượng, chính thức chạm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.99633 sec| 853.438 kb