Thứ 2, 09/09/2024, 23:09 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Thịt lợn nhập khẩu "ồ ạt" tấn công thị trường Việt Nam

Thịt lợn nhập khẩu "ồ ạt" tấn công thị trường Việt Nam
(Tieudung.vn) - Theo Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 5, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 70.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha và Nga.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có về tình hình nhập khẩu thịt lợn tính đến hết tháng 5. Theo đó, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 70.000 tấn thịt lợn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhập khẩu chủ yếu từ Canada, Đức, Ba Lan, Brazil, Mỹ, Tây Ban Nha và Nga. Nhập khẩu lợn giống hơn 7.700 con, cũng tăng hơn 300% so với tổng số lợn giống nhập khẩu năm 2019.

Nhập khẩu thịt lợn trong năm nay gặp nhiều khó khăn do nguồn lợn của cả thế giới giảm. Cụ thể, tổng đàn lợn của cả thế giới vào tháng 01/2020 đạt khoảng 678 triệu con, giảm khoảng gần 12% so với năm 2019. Do đó, lượng thịt lợn cũng không dồi dào, việc tìm được các nguồn cung cấp với giá hợp lý gặp khó khăn.

Thịt lợn nhập khẩu "ồ ạt" tấn công thị trường Việt Nam

Thịt lợn nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở nhiều quốc gia, ảnh hưởng lớn đến nguồn cung cấp thịt lợn cho các thị trường trên thế giới. Thời gian qua có ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhập khẩu hoặc có tham gia nhưng chỉ nhập được với số lượng ít thịt lợn vì vấn đề thị trường cung cầu, lợi nhuận kinh tế.

Các nhà xuất khẩu thường sản xuất dựa trên kế hoạch và hợp đồng đã ký trước đó tối thiểu từ 3-5 tháng, nhưng do ảnh hưởng của kỳ nghỉ tết, nhất là đại dịch Covid-19 đang xảy ra, do đó các nhà máy giết mổ gia súc và các doanh nghiệp xuất khẩu thường đóng cửa, các hoạt động thương mại bị đình trệ.

Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề do bệnh dịch tả lợn châu Phi nên cần rất nhiều thịt lợn; giá thịt lợn ở nước này hiện rất cao nên các doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng mua thịt lợn nhập khẩu với giá cao hơn (20 - 30%) so với các doanh nghiệp Việt Nam và họ thường mua với số lượng rất lớn. Ngoài ra, các nước đã ký hợp đồng xuất bán thịt lợn cho các doanh nghiệp Trung Quốc ngay từ đầu năm 2019 (chỉ tính riêng quý 1/2020, Trung Quốc đã nhập khoảng 1 triệu tấn thịt lợn từ các quốc gia khác).

Cũng theo Bộ NN&PTNT, thông thường, thời gian mua hàng từ Châu Âu, Châu Mỹ và chuyển về Việt Nam cần từ 35-45 ngày tàu đi trên biển. Trong khi đó, thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh khá cao. Các doanh nghiệp cần có thêm vốn để nhập, vì để nhập 200 - 300 tấn/tháng, các doanh nghiệp phải đặt cọc vài chục tỷ đồng cho mỗi lần mua.

Trong bối cảnh diễn biết phức tạp của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến các hoạt động xuất, nhập khẩu thịt lợn, do đó, thời gian qua, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo cơ quan thú y chủ động và tích cực đàm phán với các nước trong khu vực để nhập khẩu lợn sống bảo đảm an toàn dịch bệnh về Việt Nam để giết mổ, tăng nguồn cung thịt lợn ra thị trường.

Để phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT cho biết đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tập trung phòng, chống và không để bệnh dịch tả lợn châu Phi tái phát, lây lan diện rộng; Chỉ đạo tổ chức nghiên cứu các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; trong đó có nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp khẩn trương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Đối với các địa phương có dịch tái phát, tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.

Công bố đã hết bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi và mặt bằng đất đai để người chăn nuôi, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường.

Đồng thời, tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan.

Tuyên truyền để người tăng cường sử dụng các thay thế như thịt gia súc khác, thịt gia cầm, trứng và thủy hải sản.

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ hôm nay 9/9/2024: Đồng USD sẽ giảm trong tuần mới?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ hôm nay 9/9/2024: tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở...
 
Giá vàng ngày 9/9/2024: Giá vàng chờ đợi cuộc họp quan trọng của Fed
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 9/9/2024: vàng miếng SJC tiếp tục được duy trì ổn định, trong khi đó giá vàng...
 
Giá ngoại tệ hôm nay 8/9/2024: USD giảm nhẹ
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ hôm nay 8/9/2024: tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 22 đồng, trong...

Giá - Sản phẩm

Sau 7 giờ mở bán, Huawei nhận gần 1,3 triệu đơn đặt trước smartphone gập ba
(Tieudung.vn) Trang web chính thức của Huawei đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng mẫu điện thoại Mate XT...
 
Apple ra mắt loạt sản phẩm mới tại sự kiện ‘It’s Glowtime’
(Tieudung.vn) Tháng 9 hàng năm thường là thời điểm Apple sẽ công bố sản phẩm được mong đợi nhất...
 
Giá heo hơi ngày 9/9/2024: Tăng 1.000 đồng/kg ở cả 3 miền
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 9/9/2024, tăng 1.000 đồng/kg trên cả 3 miền, dao động trong khoảng 62.000...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
3.54431 sec| 839.523 kb