Thứ 6, 04/04/2025, 21:39 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết đẩy CPI tháng 2 tăng 0,8%

Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết đẩy CPI tháng 2 tăng 0,8%
(Tieudung.vn) - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2019 với mức tăng 0,8% so với tháng 1/2019 và tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, CPI của 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tháng 2 tăng so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tăng trong dịp Tết Nguyên đán.

 Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất với 1,73%, trong đó lương thực tăng 0,53% và tăng 2,13%, dẫn đến CPI chung tăng 0,48%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,69%, chủ yếu do giá gas tăng 3,51% (làm CPI chung tăng 0,04%) và giá điện sinh hoạt tăng 0,69%. Nhóm văn hóa, và du lịch tăng 0,66%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%.

Mặc dù giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 4,4% (giá vé khách tăng 7,39%; giá vé tàu hỏa tăng 15,84%) nhưng nhóm giao thông chỉ tăng nhẹ 0,16% do giá xăng dầu được giữ ổn định nhằm bình ổn giá trong dịp Tết.

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,14%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,47%.

Riêng nhóm giáo dục giảm 0,47% (dịch vụ giáo dục giảm 0,55%) do thành phố Hồ Chí Minh giảm học phí theo Nghị quyết số 25/2018/NQ-HĐND làm CPI chung giảm 0,03%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%.

Tính bình quân, CPI 2 tháng đầu năm 2019 tăng 2,6% so với bình quân cùng kỳ năm 2018. CPI tháng 2/2019 tăng 0,9% so với tháng 12/2018 và tăng 2,64% so với tháng 2/2019.

Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết đẩy CPI tháng 2 tăng 0,8%

Nhu cầu tiêu dùng dịp Tết đẩy CPI tháng 2 tăng 0,8%.

Lạm phát cơ bản tháng 2/2019 tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 2 tháng đầu năm nay tăng 1,82% so với bình quân cùng kỳ năm 2018.

Chỉ số giá vàng tháng 2 tăng 1,53% so với tháng trước; tăng 3,81% so với tháng 12/2018 và giảm 0,16% so với cùng kỳ năm 2018.

Chỉ số giá USD tháng 2 giảm 0,09% so với tháng trước; giảm 0,49% so với tháng 12/2018 và tăng 2,24% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2019, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản. Điều này phản ánh biến động giá chủ yếu do việc tăng giá lương thực, thực phẩm. Lạm phát cơ bản hai tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ ở mức 1,82% phản ánh chính sách tiền tệ vẫn đang điều hành ổn định.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Chứng khoán 4/4: dòng tiền bắt đáy xuất hiện sau ngày
(Tieudung.vn) Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một phiên giao dịch đầy kịch tính khi VN-Index...
 
Rủi ro lạm phát lớn, không thể chủ quan
(Tieudung.vn) Tốc độ tăng CPI (chỉ số giá tiêu dùng) bình quân đã được Quốc hội điều chỉnh khoảng...
 
Giá ngoại tệ ngày 4/4/2025: Giá USD ngân hàng tăng mạnh, vượt mốc 26.000 đồng/USD
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 4/4/2025, giá USD tại ngân hàng tăng mạnh vượt mốc 26.000 đồng/USD trước việc...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 4/4/2025: Miền Bắc và Trung tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 4/4/2025, tăng giá tại nhiều tỉnh phía Bắc và Trung. Trong khi đó, miền...
 
Giá nông sản ngày 4/4/2025: Cà phê và hồ tiêu ổn định ở mức cao
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 4/4/2025, cà phê tiếp tục ổn định ở mức cao và giữ đà tăng...
 
Giá xăng tiếp tục tăng, RON 95 lên sát 21.000 đồng/lít
(Tieudung.vn) Giá các loại xăng dầu trong nước sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương Tài chính...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.81537 sec| 842.125 kb