Thứ 2, 25/11/2024, 19:03 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hà Nội đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong mọi tình huống

Hà Nội đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong mọi tình huống
(Tieudung.vn) - Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, TP thực hiện giãn cách xã hội, ngành chăn nuôi Hà Nội đã gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cung cấp cho người dân Thủ đô, ngành chăn nuôi đã xây dựng phương án sản xuất mới. Phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có trao đổi với Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn về vấn đề này.

Hà Nội đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong mọi tình huống 

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn

Cơ bản đáp ứng nhu cầu

Thưa ông, ông có thể khái quát về tình hình sản xuất cũng như cung ứng của ngành chăn nuôi Hà Nội trong giai đoạn hiện nay?

Từ đầu năm tới nay ngành chăn nuôi Hà Nội đối diện nhiều thách thức từ giá cám tăng cao, giá cả biến động, dịch bệnh và chuỗi cung ứng bị đứt gãy do TP thực hiện giãn cách … Tuy nhiên, thời điểm này ngành chăn nuôi vẫn duy trì phát triển ổn định, tình hình dịch bệnh trên vật nuôi cơ bản được kiểm soát. Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng tốp đầu cả nước, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân Thủ Đô. Với 27.000 con trâu; đàn bò 130.000 con; đàn lợn 1,34 triệu con; đàn gia cầm 39,8 triệu con.

Hiện nay, có khoảng 10 triệu dân đang sinh sống trên địa bàn TP. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân trên một tháng khoảng 192,6 tấn, sản xuất tại chỗ đáp ứng 98,6% nhu cầu; thịt trâu, bò nhu cầu một  tháng của TP là 5.350 tấn, sản xuất tại chỗ đáp ứng 19,6%; nhu cầu thịt gia cầm là 6.198 tấn, trong khi đó sản xuất là 13.500 tấn/tháng, như vậy sản lượng xuất chuồng thịt gia cầm trên địa bàn đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và có khả năng bù đắp cho các mặt hàng khác trong trường hợp thiếu hàng; nhu cầu với trứng gia cầm là 123,9 triệu quả/tháng, trong khi khả năng sản xuất đạt 200 triệu quả, đáp ứng thừa nhu cầu tiêu dùng. Với mức độ tiêu dùng và sản xuất như vậy, có thể khẳng định Hà Nội cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu về các loại động vật, sản phẩm động vật cho người dân.

Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và TP đang thực hiện giãn cách xã hội đã có tác động như thế nào đến ngành chăn nuôi, thưa ông?

Trong bối cảnh hiện nay, dịch Covid-19 trên thế giới và Việt Nam vẫn diễn biến rất phức tạp, nhiều tỉnh, thành trong đó có Hà Nội phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khi đó, ngành chăn nuôi vẫn đang đối diện một số dịch bệnh như viêm da nổi cục trâu bò, dịch tả lợn Châu phi, dịch cúm A/H5N8 trên đàn gia cầm tại Hà Nôi phát sinh làm ảnh hưởng đến sản lượng thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.

Việc thực hiện giãn cách xã hội khiến chuỗi cung ứng nguồn giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi bị đứt gãy, giá đầu vào tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giá thành đầu ra của sản phẩm. Tình hình cung ứng động vật và sản phẩm động vật phục vụ Nhân dân trên địa bàn cơ bản đáp ứng đầy đủ, song vẫn có thể xảy ra thiếu hàng cục bộ ở một số nơi. Hoạt động lưu thông hàng hóa khó khăn hơn do ảnh hưởng của công tác kiểm soát dịch bệnh phải hạn chế phương tiện vận chuyển, xét nghiệm Covid-19 cho lái xe qua các chốt kiểm dịch. Lượng khách mua sắm tại chỗ giảm, ảnh hưởng tới giá cả các sản phẩm từ động vật.

Xây dựng phương án sản xuất mới

Đối diện với những khó khăn trước mắt, ngành chăn nuôi TP đã có phương án gì để duy trì ổn định chuỗi cung ứng sản phẩm động vật trong thời gian này, thưa ông?

Trước mắt ngành chăn nuôi sẽ duy trì ổn định chăn nuôi, hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, đặc biệt là các cơ sở giết mổ tập trung. Kiểm soát tốt hoạt động buôn bán động vật tại các chợ đầu mối Hà Vĩ, Bắc Thăng Long, có phương án dự phòng trong các trường hợp các chợ đầu mối động vật, cơ sở giết mổ lớn bị phong tỏa, cách ly.

Về bảo quản, chế biến sản phẩm động vật, tiếp tục duy trì các cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm, nhất là các cơ sở thuộc các công ty, các DN nằm trên địa bàn TP (như Công ty CP, Tiên Viên, Lan Vinh, Ba Huân, Bảo Minh, Vinh Anh…) Đề nghị các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có kho lạnh bảo quản tăng cường dự trữ nguyên liệu, thành phẩm để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển đến các cơ sở phân phối phục vụ .

Hà Nội đảm bảo nguồn cung thực phẩm trong mọi tình huống 

Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Lan Vinh

Bên cạnh đó, tăng cường phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, TP (nhất là các tỉnh ở phía Bắc) để tạo điều kiện tốt nhất trong việc lưu thông vận chuyển động vật và sản phẩm động vật (kể cả đang trong thời gian giãn cách xã hội) vì đây là nhu cầu thiết yếu phục vụ cho người dân. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để các cơ sở chăn nuôi, các DN, tư thương lưu thông được động vật và sản phẩm động vật. Thường xuyên rà soát, cập nhật các danh sách đầu mối cung ứng của một số địa phương tiêu thụ qua các kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, các chợ đầu mối, cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh giữa các tỉnh thành và Hà Nội.

Về phương tiện vận chuyển, các phương tiện vận chuyển (xe , xe máy) của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, vật tư, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phục vụ cho phát triển chăn nuôi đủ điều kiện được phép lưu thông, tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Huy động các lực lượng các phương tiện trên địa bàn TP tham gia hỗ trợ vận chuyển hàng hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn khi cần thiết.

Để đảm bảo cung cấp đủ lượng động vật và sản phẩm động vật phục vụ người dân Thủ đô trong tình hình mới, ngành chăn nuôi Hà Nội có định hướng phát triển như nào trong thời gian tới thưa ông?

Dự báo từ nay tới cuối năm 2021 tình hình phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh còn gặp nhiều  khó khăn do diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, nhiều vùng, nhiều nơi tiếp tục bị giãn cách xã hội. Bên cạch đó thời tiết khí hậu biến đổi bất thường, khó lường, bệnh DTLCP chưa có vaccine phòng bệnh nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc gia cầm là rất cao. Do đó, ngành chăn nuôi sẽ tập trung phát triển theo hướng an toàn sinh học, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển các chuỗi liên chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm phòng chống dịch bệnh.

Mục tiêu của ngành chăn là duy trì, phát triển đàn bò 164.000 con, tập trung phát triển các trại, trang trại bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư tại; phát triển đàn lợn đạt 1,6 - 1,8 triệu con, tập trung phát triển theo vùng, xã trọng điểm, khu chăn nuôi và trại, trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư; phát triển đàn gia cầm đạt 38 - 40 triệu con, trong đó đàn vịt 11 triệu con, gà 29 triệu con. Cùng với đó, đảm bảo an toàn dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP, đây cũng là một nhiệm vụ trọng tâm để hạn chế rủi ro "dịch chồng dịch".

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp với các quận, huyện có phương án về đảm bảo duy trì hoạt động, có phương án dự phòng trong các trường hợp các chợ, cơ sở giết mổ bị cách ly, phong tỏa. Đảm bảo cho các cơ sở các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản có kho lạnh bảo quản tăng cường dự trữ nguyên liệu, thành phẩm để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển đến các cơ sở phân phối phục vụ người tiêu dung. Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường kiểm tra công tác an toàn thực phẩm theo phân cấp.

Xin cảm ơn ông!

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Chứng khoán 25/11: Thị trường giằng co, một cổ phiếu điện thăng hoa sau cú bắt tay thế kỷ
(Tieudung.vn) Thị trường diễn ra trong thế giằng co suốt phiên hôm nay sau đó kết phiên tăng 6,6...
 
Mạo danh cán bộ ngân hàng tuyển dụng người nhân viên để lừa đảo
(Tieudung.vn) Công an TP Hà Nội thông tin, thời gian qua, địa phương có hiện tượng lừa đảo qua...
 
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD sẽ vượt ngưỡng 108 điểm?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 25/11/2024, cà phê tiếp chuỗi tăng giá so với phiên giao dịch trước cường...
 
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc tiếp tục giảm, miền Nam tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 25/11/2024, tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền, dao động từ 59.000...
 
Giá nông sản ngày 24/11/2024: Cà phê và hồ tiêu cùng tăng
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 24/11/2024, cà phê tiếp chuỗi ngày tăng giá mạnh so với phiên giao dịch...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.60102 sec| 867.234 kb