Giá vàng thế giới ngày 8/4, tính đến đầu giờ sáng (giờ Việt Nam) đang giao dịch quanh ngưỡng 1.931 USD/ounce - tăng 7 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Giá vàng ngày 8/4/2022: Vàng tiếp tục tăng mạnh. Ảnh: Reuters
Giá vàng tiếp tục tăng vì lo ngại về tình hình lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tại Đông Âu với hệ lụy từ các lệnh trừng phạt đối với Nga đã thúc đẩy nhu cầu về một nơi trú ẩn an toàn.
Biên bản họp cuộc tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy rõ, các nhà hoạch định chính sách của nền kinh tế hàng đầu thế giới với quyết tâm cao chuẩn bị cho việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong buổi họp chính sách tới đây. Tình hình cho thấy rõ sự lo ngại về việc lạm phát đã lan rộng trong nền kinh tế. Trong khi đó, một đợt trừng phạt mới của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lên Nga với các xem xét đầu tiên đánh vào ngành năng lượng đã sớm được khối này xem xét thông qua bất chấp những bất ổn có thể xảy ra.
"Chúng ta tiếp tục thấy nhu cầu vật chất mạnh mẽ đối với vàng thỏi và tiền vàng trên các thị trường vì bất ổn và lo ngại về tăng trưởng kinh tế vì giá năng lượng cao", Chuyên gia phân tích Giovanni Staunovo của UBS nhận định, trong khi Fed cho biết, họ muốn tăng lãi suất nhanh hơn trong thời gian tới, còn lạm phát vẫn tiếp tục tăng.
Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), sự bất ổn địa chính trị được tạo ra bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine và mối đe dọa lạm phát ngày càng tăng đã tạo ra sự hỗ trợ vững chắc cho các quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng (ETF). Và điều này đã bất chấp việc Fed đã tỏ ra rất quyết liệt trước tình hình lạm phát và đang bắt đầu một chu kỳ chính sách tiền tệ tích cực mới.
WGC cho biết, 187,3 tấn vàng đã chảy vào các quỹ ETF toàn cầu trong tháng 3, là dòng tiền mạnh nhất kể từ tháng 2/2016, bất chấp sự phục hồi đáng kể của chứng khoán và USD tăng mạnh.
Giá vàng đã tăng 8% trong ba tháng đầu năm 2022, mức tăng hàng quý tốt nhất kể từ quý II/2020. Và theo báo cáo của WGC, chỉ trong tháng 3, gần 70% tương đương 269 tấn vàng đã chảy vào các quỹ ETF trong quý đầu tiên.
Các nhà phân tích cho biết: “Đây là một trong những tài sản hoạt động tốt nhất trong bối cảnh thị trường trái phiếu và cổ phiếu suy yếu đáng kể. "Trong một thời kỳ được đánh dấu bởi sự bất ổn kinh tế và sự biến động gia tăng, vàng đã chứng tỏ là nơi đáng tin cậy để đa dạng hóa và bảo toàn của cải".
WGC lưu ý rằng, nhu cầu đối với vàng trong quý đầu tiên có thể đảo ngược dòng chảy ra vào năm 2021. Tổng lượng vàng nắm giữ trên toàn cầu giảm ít hơn 2% so với mức cao nhất mọi thời đại là 3.909 tấn đạt được vào tháng 10/2020.
"Các sự kiện địa chính trị gần đây đã càng nêu bật cách các nhà đầu tư vẫn coi vàng như một hàng rào hiệu quả và chứng minh cụ thể cho điều đó. Bằng chứng là dòng vốn chảy vào vàng hàng tháng ở mức cao nhất kể từ năm 2016, các quỹ ETF được hỗ trợ bằng vàng đã đóng vai trò là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư trong điều kiện thị trường đầy biến động hiện nay".
Adam Perlaky, Nhà phân tích cấp cao tại World Gold Council, cho biết, trong khi các sự kiện địa chính trị không phải là lý do chính hoặc thậm chí phụ để sở hữu vàng, phân tích lịch sử cho thấy, vàng đã giữ được lợi nhuận đạt được trong thời gian sau một sự kiện rủi ro, chẳng hạn như cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay. Nhìn vào dòng chảy kim loại quý trong từng khu vực, cho thấy, thị trường ETF đã chứng kiến mức tăng trên diện rộng, WGC cho biết.
Trên thị trường trong nước, Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 68,100 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,700 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC giao dịch lẻ của Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức giá 68,160 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,740 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn chi nhánh Hà Nội hiện tại đang niêm yết vàng SJC ở mức: 68,200 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,870 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 68,150 triệu đồng/lượng (mua vào) và 68,750 triệu đồng/lượng (bán ra).