Chủ nhật , 20/04/2025, 13:00 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Giá tiêu hôm nay 6/11: Quay đầu tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/11: Quay đầu tăng 500 đồng/kg
(Tieudung.vn) - Giá tiêu hôm nay 6/11/2020, ở Tây Nguyên và miền Nam quay đầu tăng nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua. Giá tiêu hiện đang dao động từ 52.000 - 54.000 đồng/kg. 

Theo ghi nhận trên giá nông sản trong nước, giá tiêu hôm nay 6/11/2020, tăng nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua.

Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Đồng Nai giá tiêu hôm nay báo tăng 500 đồng/kg lên mức 52.500 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 53.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 54.000 đồng/kg, đây là địa phương có giá cao nhất toàn miền.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay đang ở mức 53.000 đồng/kg.

Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 6/11: Quay đầu tăng 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/11: Quay đầu tăng 500 đồng/kg.

Theo Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 10 năm 2020 ước đạt 19 nghìn tấn với giá trị đạt 48 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu tiêu 10 tháng đầu năm 2020 đạt 239 nghìn tấn và 537 triệu USD, giảm 4,6% về khối lượng và giảm 15,2% về giá trị so với cùng kì năm 2019. 

Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2020 là Mỹ, Đức và Ấn Độ chiếm 31,3% thị phần tổng giá trị xuất khẩu tiêu. Thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu tăng mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2020 là Mianma (tăng 24,4%). 

Ngược lại, thị trường có giá trị xuất khẩu tiêu giảm mạnh nhất là Ấn Độ (giảm 44,4%). Giá tiêu xuất khẩu bình quân 9 tháng năm 2020 đạt 2.222,9 USD/tấn, giảm 12,4% so với cùng kì năm 2019.

Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản cho rằng thị trường hồ tiêu dù chưa thể tăng bật trở lại nhưng cũng có dấu hiệu tích cực sau khi nhiều quốc gia gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt với thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, Ấn Độ. 

Hơn nữa, Trung Quốc đẩy mạnh mua hồ tiêu sau thời gian nhập khẩu cầm chừng trong 3 tháng (tháng 6, 7, 8); đồng thời Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU đã và đang mở ra nhiều cơ hội khác cho ngành hồ tiêu. 

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) trong tháng 11/2020, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ thuân lợi hơn khi các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, Ấn Độ đang có dấu hiệu phục hồi, giá xuất khẩu có xu hướng tăng.

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 20/4/2025: USD chưa thấy dấu hiệu phục hồi
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 20/4/2025, USD tiếp tục giảm, bất chấp những phát biểu cứng rắn từ Chủ...
 
Giá vàng ngày 20/4/2025: Bất ngờ lao dốc, giảm đến 6 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 20/4/2025, vàng trong nước đảo chiều lao dốc, giảm đến 6 triệu đồng/lượng chốt một...
 
Giá ngoại tệ ngày 19/4/2025: USD tiếp tục giảm
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 19/4/2025, USD tiếp tục giảm, bất chấp những phát biểu cứng rắn từ Chủ...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 20/4/2025: Cà phê và hồ tiêu cùng ổn định ở mức cao
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 20/4/2025, cà phê và hồ tiêu cùng đi ngang so với phiên giao dịch...
 
Giá heo hơi ngày 20/4/2025: Miền Nam có giá cao nhất cả nước, đạt mốc 75.000 đồng/kg
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 20/4/2025, diễn biến trái chiều, miền Nam tiếp tục tăng tại một số tỉnh,...
 
Giá nông sản ngày 19/4/2025: Cà phê, hồ tiêu đảo chiều lao dốc
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 19/4/2025, cà phê giảm mạnh so với hôm qua, mức giảm từ 3.200...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.99936 sec| 837.641 kb