Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá về tình hình giá thịt lợn có xu hướng tăng cao.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Công Thương và Tổng cục Thống kê khẩn trương đánh giá tình hình cung cầu thịt lợn (bao gồm cả thịt lợn hơi và thịt lợn thành phẩm) từ nay đến cuối năm. Trên cơ sở này, các cơ quan điều hành đưa ra kịch bản, giải pháp ổn định giá cả, cung cầu thịt lợn từ nay đến cuối năm, đặc biệt là trong các dịp Lễ, Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Lãnh đạo Chính phủ cho biết có thể tính tới phương án nhập khẩu từ các thị trường có quan hệ thương mại với Việt Nam để bù đắp thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Giá thịt lợn tăng kỷ lục, khả năng nhập khẩu để bình ổn thị trường.
Phó thủ tướng giao Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá tác động của giá thịt lợn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI); phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan để có giải pháp bảo đảm mục tiêu kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2019 và 2020 theo mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá các nội dung trên trước ngày 21/10/2019.
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, sau một thời gian dài giữ ổn định, từ đầu tháng 10, giá thịt lợn hơi tăng mạnh trở lại, lên 60.000-70.000 đồng/kg. Nguyên nhân giá lợn tăng cao là do dịch tả châu Phi, trong khi tốc độ tái đàn diễn ra chậm. Mặt khác, việc Trung Quốc nhập thịt lợn với giá cao sẽ tạo thêm áp lực cho thị trường trong nước.
Theo các chuyên gia, số lượng đàn lợn cả nước tính đến tháng 9 đã giảm 19% so với cùng thời điểm năm 2018. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 9 tháng đạt 2,5 triệu tấn, giảm 10%. Nếu kéo dài thực trạng này thì có lẽ thời gian tới sản lượng thịt lợn hơi sẽ giảm 200.000 tấn so với năm ngoái,