Giá nông sản ngày 7/11: Cà phê cao nhất 40.700 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 39.800 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 39.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.600 đồng/kg, 40.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 39.700 - 40.700 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 23 USD/tấn ở mức 2.181 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 23 USD/tấn ở mức 2.131 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 5,05 cent/lb ở mức 203,55 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 5,05 cent/lb ở mức 206,4 cent/lb.
Tổng kết tuần này, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1/2022 giảm tất cả 33 USD xuống 2.181 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm tất cả 29 USD xuống 2.131 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12/2022 giảm 0,4 cent xuống 203,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 0,2 cent xuống 206,4 cent/lb.
Ảnh minh họa. Ảnh: Kim Thành
Giá nông sản ngày 7/11: Tiêu cao nhất 87.000 đồng/kg
Cụ thể, tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 86.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 87.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 85.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 85.000 - 87.000 đồng/kg.
Từ cuối năm 2007, tỉnh Bình Phước khởi động dự án phát triển chuỗi cung ứng hồ tiêu bền vững.
Tính đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.400 nông hộ trồng tiêu tham gia phát triển chuỗi cung ứng tiêu bền vững này.
Bình Phước hiện có 15 nông hộ đã được cấp giấy chứng nhận hồ tiêu đạt chuẩn hữu cơ với tổng diện tích hơn 30ha. Diện tích hữu cơ này còn ít nhưng ngày càng có nhiều nông dân theo đuổi mô hình trồng tiêu sạch.
Ông Đặng Dương Minh Hoàng (chủ nông trang Thiên Nông) là người đang canh tác hồ tiêu theo hướng hữu cơ ở xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập.
Vườn tiêu của ông rộng 8ha, nằm giữa vùng đệm bao bọc là rừng cao su hơn 15 năm tuổi.
Để đảm bảo hạt tiêu đạt chuẩn hữu cơ, toàn bộ cỏ dại quá lứa trong vườn tiêu được cắt, phát đi chứ không phun thuốc diệt cỏ.
Ông Hoàng còn thu mua nguồn cá lòng hồ thủy điện Thác Mơ để ủ làm phân bón thay cho phân hóa học.
Ngoài ra ông cũng sử dụng thêm các nguồn phân nhập khẩu như phân gà Nhật Bản do Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phân phối.
Niên vụ trước, toàn bộ vườn tiêu của ông cho sản lượng 6 tấn. Tính ra, năng suất bình quân chưa đạt tới 1 tấn/ha.
Tuy nhiên, thời điểm giá tiêu bình thường ở mức 70.000 đồng/kg, sản phẩm tiêu hữu cơ của ông vẫn bán được giá 95.000 đồng/kg.
Ông Hoàng khẳng định cách làm của mình là chấp nhận năng suất thấp để đảm bảo chất lượng nông sản nhưng bù lại giá cả và đầu ra ổn định.
Ông Phạm Văn Kiểm, nông dân trồng tiêu chuẩn hữu cơ ở xã Đăk Ơ (huyện Bù Gia Mập) kể, trước đây ông cũng dùng phân thuốc hóa học vô tại vạ. Thế nhưng khi cây tiêu bị bệnh, tiêu chết thì vẫn cứ chết.
Từ khi chuyển sang trồng tiêu hữu cơ, bản thân người trồng không còn hít phải hóa chất vào người. Môi trường sinh thái trong vườn cũng phát triển bền vững.
Ông Kiểm cho biết, trong khi giá tiêu thường đạt mức 87.000 - 89.000 đồng/kg thì giá tiêu hữu cơ đã chạm mốc gần 120.000 đồng/kg.