Giá nông sản ngày 29/10: Cà phê tiếp tục giảm 400 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.300 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.100 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.000 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.100 đồng/kg, 41.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.200 - 41.200 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp đà giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2021 được ghi nhận tại mức 2.230 USD/tấn sau khi giảm 0,76% (tương đương 17 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2021 tại New York đạt mức 199,95 US cent/pound, giảm 0,70% (tương đương 1,40 US cent).
Ảnh minh họa. Ảnh: Kim Thư
Giá nông sản ngày 29/10: Tiêu tiếp tục tăng 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg lên 90.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 87.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 88.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu hôm nay đang ở mức 86.500 đồng/kg và 87.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 86.500 - 90.000 đồng/kg.
Ông Lê Đức Huy, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết đến nay, hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu hiện chiếm 60% hồ tiêu xuất khẩu trên thế giới. Cùng với số lượng, chất lượng hồ tiêu của Việt Nam cũng được cải thiện và sản phẩm phong phú với tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng, tiêu bột, tiêu ngâm dấm… Hiện nay, nhu cầu xuất khẩu hồ tiêu và nhiều loại gia vị, hương liệu khác của thế giới đang tăng trong khi một số nguồn cung giảm lượng XK do những bất cập gây ra từ đại dịch Covid-19, chi phí logistics tăng vọt.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá hồ tiêu thế giới tiếp tục tăng trong thời gian tới và xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam cũng sẽ khả quan hơn. Doanh nghiệp xuất khẩu đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu.
Mặc dù giá cả hồ tiêu đã tăng lên, người trồng tiêu không còn bị lỗ và khả năng sẽ có giá tốt hơn trong tương lai nhưng theo ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư sê (Gia Lai), ngành hàng “vàng đen” này vẫn đối mặt khó khăn, thách thức nhất định. Điển hình như, giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, châu Âu, Mỹ… tăng lên quá cao, gấp 6-10 lần so với trước đây.
“Thực tế thị trường hiện nay có 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm, chiếm 90% diện tích cả nước đang tìm mua trụ gỗ, trụ bê tông, cây trụ sống và giống để bắt đầu trồng mới diện tích hồ tiêu. Để ngành hồ tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới, Chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan liên quan cần có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về diện tích sản xuất của Việt Nam và thế giới; về các khâu chế biến lưu thông tiêu thụ, từ đó giúp cho các thành phần trong ngành hàng biết được để có chiến lược phát triển phù hợp”, ông Hoàng Phước Bính nói.