Giá nông sản ngày 27/12: Cà phê cao nhất 41.800 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 41.000 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.900 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.700 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.700 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.600 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.700 đồng/kg, 41.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.700 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.900 - 41.800 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 tăng 16 USD/tấn ở mức 2.462 USD/tấn, giao tháng 3/2022 tăng 14 USD/tấn ở mức 2.353 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 giảm 2,35 cent/lb, ở mức 231,2 cent/lb, giao tháng 5/2022 giảm 2,3 cent/lb, ở mức 231,1 cent/lb.
Giá nông sản ngày 27/12: Cà phê cao nhất 41.800 đồng/kg. Ảnh: Trần Hường
Ngày 22/12, Công ty TNHH TNI King Coffee công bố cà phê Robusta Việt Nam đã được Liên minh kỷ lục thế giới (WorldKings) xác nhận kỷ lục thế giới.
Theo đó, các nội dung đã mang lại kỷ lục thế giới cho cà phê Việt Nam, bao gồm:
Việt Nam: quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta ra thị trường toàn cầu lớn nhất về sản lượng và năng suất.
Văn hóa pha chế cà phê Việt Nam: các giá trị di sản về nghệ thuật pha chế đặc trưng, độc đáo nhất (cà phê Ê-đê, cà phê vợt, cà phê phin)
Nghệ thuật phối trộn và thưởng thức cà phê Việt Nam: đa dạng, sáng tạo và độc đáo nhất qua các thức uống, món ăn rất đặc trưng của Việt Nam (cà phê trứng, cà phê sữa đá…)
Tại lễ công bố, bà Lê Hoàng Diệp Thảo, CEO TNI King Coffee cho biết: Tiềm năng của ngành cà phê là rất lớn. Do cà phê là thức uống phổ biến, ở bất kỳ nơi đâu cũng có cà phê, bất kỳ lúc nào người ta cũng uống cà phê, không có biên giới, chủng tộc, tôn giáo, quốc gia.
“Đây có thể được xem là sự kiện đặc biệt nhất của ngành cà phê Việt Nam. Hạt cà phê Robusta Việt Nam được công nhận Kỷ lục Thế giới, đó là tài sản của Quốc gia, thuộc về Quốc gia và toàn người dân Việt Nam”- bà Thảo chia sẻ.
Giá nông sản ngày 27/12: Tiêu trụ vững ở mức cao
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 78.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 79.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay ở mức 78.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 77.500 - 79.500 đồng/kg.
Đánh giá chung về ngành hồ tiêu Việt Nam giai đoạn vừa qua, đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, diện tích hồ tiêu đã tăng vượt gấp 3 lần so với quy hoạch. Năm 2017 cả nước có tới 152.000 ha trồng tiêu, khiến sản lượng tăng mạnh và đạt đỉnh năm 2019.
Khi cung vượt cầu ở mức cao đã đẩy ngành hồ tiêu rơi vào khủng hoảng giá và chạm đáy vào tháng 4/2020 với mức giá khoảng 35.000 đồng/kg. Đời sống người nông dân trồng tiêu gặp nhiều khó khăn.
Năm 2020 lượng xuất khẩu đạt tới 285.292 tấn, nhưng kim ngạch mang về chỉ 660,569 triệu USD. Năm 2021, lượng xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 260.000 tấn, nhưng kim ngạch đã vọt lên 950 triệu USD, giảm khoảng 9% về lượng nhưng tăng 44% về giá trị...
Kết thúc năm 2021, ngành hồ tiêu đã dẫn đầu về tăng trưởng xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Nhờ giá tăng cao nên kim ngạch xuất khẩu của ngành hồ tiêu đạt cao nhất kể từ năm 2018.
Tuy nhiên, bước sang năm 2022, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo diễn biến thị trường sẽ rất khó đoán bởi xu hướng giữ tiêu trong dân cũng như giới đầu cơ nhiều khả năng sẽ tiếp diễn.
Hầu hết chuyên gia, đơn vị xuất khẩu và người trồng hồ tiêu cũng đều có chung kỳ vọng là giá mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022 do cung - cầu hồ tiêu đang dần trở về trạng thái cân bằng, thậm chí có thể thiếu hụt nếu tình hình sản xuất không thuận lợi.
Cùng với yếu tố cung - cầu, chi phí sản xuất tăng cao, nhất là phân bón, xăng dầu, giá cước vận chuyển…, cũng là những yếu tố làm tăng giá hồ tiêu trong năm 2022.
Tuy nhiên, diễn biến thị trường cũng được cho là sẽ rất khó đoán bởi xu hướng giữ tiêu trong dân cũng như giới đầu cơ nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong năm 2022.