Giá nông sản ngày 25/11: Cà phê quay đầu giảm
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.400 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.200 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.100 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 41.000 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 41.100 đồng/kg, 41.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.100 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.300 - 41.200 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2022 được ghi nhận tại mức 2.281 USD/tấn sau khi giảm 0,7% (tương đương 16 USD).
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2021 tại New York đạt mức 246,3 US cent/pound, tăng 1,55% (tương đương 3,75 US cent).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông, niên vụ 2021-2022, tỉnh Đắk Nông có hơn 130.000 ha cà phê và cần khoảng 13 triệu công lao động phục vụ thu hái.
Tuy nhiên, lực lượng lao động tại chỗ hiện chỉ đáp ứng được khoảng 50%. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động từ ngoài tỉnh không vào địa bàn thu, hái cà phê như những năm trước, do đó, hiện Đắk Nông đang có nguy cơ bị thiếu hụt nhân công thu hoạch cà phê.
Để chuẩn bị tốt thu hái, sơ chế, bảo quản cà phê, góp phần giảm thất thoát, đồng thời bảo đảm thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông khuyến khích người dân phát huy nguồn lao động tại chỗ. Ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng tham gia tổ, nhóm sản xuất, thu hoạch, sơ chế… theo quy định.
Bên cạnh đó, địa phương cần rà soát lực lượng lao động chưa có việc làm trên địa bàn tiếp cận thông tin để giới thiệu cho các hộ nông dân trên cơ sở thỏa thuận về chi phí ngày công hợp lý; tránh việc lợi dụng tình hình khan hiếm lao động để đẩy giá nhân công…
Ảnh minh họa. Ảnh: Đỗ Toàn
Giá nông sản ngày 25/11: Tiêu cao nhất 84.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 82.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức thấp nhất toàn miền 81.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 84.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 83.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu hôm nay đang ở mức 82.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 81.000 - 84.000 đồng/kg.
Chỉ còn hơn 1 tháng sẽ kết thúc năm 2021, một năm đầy biến động về kinh tế – chính trị do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Theo đó, thị trường hồ tiêu cũng không nằm ngoài sự tác động này.
Vừa qua, dựa trên tài liệu tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, phân tích góc nhìn đa chiều từ những nhân tố chính ảnh hưởng đến thị trường hồ tiêu, PTEXIM Vietnam đã công bố Báo cáo Vụ mùa hồ tiêu Việt Nam và thế giới năm 2022.
Theo đó, PTEXIM nhận định, giá hồ tiêu thấp trong thời gian qua khiến nông dân không dành nhiều công sức chăm sóc cây tiêu. Thêm vào đó, thời tiết không thuận lợi cho cây trồng do lượng mưa không đều, giá phân bón tăng chóng mặt, trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Đó là những lý do chính khiến sản lượng tiêu 2021 sụt giảm
Ngoài ra, do biến đổi khí hậu nên thời gian thu hoạch niên vụ năm nay sẽ chậm hơn những năm trước. Sản lượng trong năm 2022 sẽ tiếp tục giảm.
Theo quan điểm của PTEXIM, sản lượng toàn cầu đã giảm, đặc biệt ở hai quốc gia sản xuất tiêu lớn. Cụ thể, sản lượng tiêu Việt Nam giảm tối thiểu 10-15% và Ấn Độ giảm khoảng 20%.
Theo PTEXIM, ngoài những lý do về thời tiết, đại dịch, giá thấp khiến người nông dân thời gian qua không mặn mà thì việc hàng tồn kho giảm cũng là nguyên nhân dẫn tới sản lượng tiêu niên vụ 2022 giảm.
Tổng sản lượng hồ tiêu năm 2022 vào khoảng 533.000 tấn, trong đó hai thị trường lớn nhất là Việt Nam khoảng 200.000 tấn và Brazil là 105.000 tấn.
Ngoài ra, năm 2022, nhu cầu hồ tiêu toàn cầu được dự báo sẽ tăng ít nhất khoảng 3-5%.
Tuy nhiên, báo cáo cũng nhận định, chu kỳ tăng giá của hạt tiêu được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2022 và 2023. Có thể thấy rằng tổng sản lượng hồ tiêu năm 2022 và tổng nhu cầu tiêu thụ thế giới gần như cân bằng. Đồng thời, đây là thời điểm mà các chính phủ "bơm" tiền, điều này sẽ thúc đẩy chu kỳ của giá cả hàng hóa, kể cả hạt tiêu.