Giá nông sản ngày 2/12: Cà phê tiếp tục tăng 100 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.600 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.500 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.000 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 41.000 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.900 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 41.100 đồng/kg, 41.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 41.000 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.500 - 41.100 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động trái chiều. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2023 được ghi nhận tại mức 1.892 USD/tấn sau khi tăng 0,26% (tương đương 5 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 3/2023 tại New York đạt mức 165,75 US cent/pound, giảm 2,44% (tương đương 4,15 US cent).
Ảnh minh họa. Ảnh: Lương Vinh
Tổng cục Thống kê ước báo xuất khẩu cà phê trong tháng 11/2022 đạt 110.000 tấn, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước, có trị giá 267 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu cà phê trong 11 tháng đầu năm 2022 sẽ đạt tổng cộng 1.535.000 tấn (khoảng 25,58 triệu bao), tăng 10,21% so với cùng kỳ năm trước, đạt trị giá 3,5 tỷ USD.
Hiện Việt Nam đang bước vào thời điểm thu hoạch cà phê tại các tỉnh trong khu vực, năm nay cà phê được mùa, tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong những tháng cuối năm, giá cà phê được dự báo sẽ tiếp tục đi lên. Việc doanh nghiệp xuất khẩu gia tăng các sản phẩm cà phê chế biến sâu, được cho là động lực chính giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam khởi sắc và có thể đạt được mục tiêu đặt ra trong năm nay là thiết lập mốc kim ngạch kỷ lục 4 tỷ USD.
Cùng với đó, thay vì xuất khẩu cà phê thô như trước đây, các doanh nghiệp đã chuyển hướng sản xuất ra những sản phẩm tinh chế, có giá trị thương mại cao. Các Hiệp định thương mại tự do đã và đang mang lại nhiều kết quả đàm phán có lợi cho người dân và doanh nghiệp cà phê Việt Nam, tạo dư địa để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Theo đó, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội này nâng cao năng lực sản xuất chế biến chuyên sâu, nhằm nâng cao chuỗi giá trị, chinh phục những thị trường khó tính, nâng cao thương hiệu cà phê Việt trên thị trường quốc tế.
Giá nông sản ngày 2/12: Tiêu cao nhất đạt 63.000 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 61.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 63.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 62.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 60.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Năm 2014 - 2015 là một năm lý tưởng để trồng tiêu do giá mặt hàng này tăng cao. Kịch bản này đã khiến nhiều nông dân tăng cường mở rộng diện tích trồng hồ tiêu, đặc biệt là ở Việt Nam.
Sản lượng tiêu tại Việt Nam đã tăng vọt từ 230.000 tấn năm 2018 lên 290.000 tấn trong năm 2019. Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở Brazil và Indonesia. Trong khi các nước sản xuất khác, biến động sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Mặc dù sản lượng hồ tiêu toàn cầu giảm trong giai đoạn từ năm 2020 - 2022, thị trường vẫn xảy ra tình trạng dư cung đáng kể khiến giá hồ tiêu trên toàn cầu giảm.
Tại Việt Nam, trong năm 2022, sản lượng tiêu ghi nhận sự sụt giảm trong năm thứ ba liên tiếp xuống còn khoảng 175.000 tấn, giảm 10% so với so với năm 2021 và giảm gần 40% so với năm 2019 thời kỳ cao điểm về sản lượng.
Trái lại, sản lượng hồ tiêu Brazil trong cùng giai đoạn đã tăng từ 72.000 tấn năm 2018 lên 101.000 tấn năm 2022, tương ứng với mức tăng 40,3% so với 2018 và 2,5% so với 2021.
Đặc biệt, nếu xét theo diện tích trồng tiêu thì Brazil chỉ đứng thứ năm thế giới nhưng về sản lượng đứng thứ hai toàn cầu, điều này cho thấy khí hậu và điều kiện tự nhiên của Brazil rất phù hợp với sự phát triển của loại cây trồng này.
Tại Indonesia, do diện tích trồng tiêu ngày càng mở rộng nên dự kiến sản lượng sẽ tăng lên 89.000 tấn vào năm 2022, tăng 27,5% so với năm 2018.
Trong giai đoạn này việc giảm chi phí đầu tư và duy trì vườn tiêu ở mức cơ bản được nông dân lựa chọn là giải pháp tối ưu để đối phó với khủng hoảng giá.
Do đó, Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) dự kiến sản lượng tiêu toàn cầu sẽ vào khoảng 534.776 tấn trong năm 2022, giảm 4,5% so với năm 2021 và giảm 11% so với năm 2018.