Giá nông sản ngày 17/6: Cà phê tiếp tục tăng
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 42.200 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 42.100 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.600 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 42.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 42.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 42.600 đồng/kg, 42.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 42.100 - 42.700 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục tăng. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.091 USD/tấn sau khi tăng 2,2% (tương đương 45 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 231,95 US cent/pound, tăng 1,51% (tương đương 3,45 US cent).
Giá nông sản ngày 17/6: Cà phê tiếp tục tăng. Ảnh: Lương Vinh
Giá nông sản ngày 17/6: Tiêu cao nhất 75.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 73.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 75.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 74.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 72.000 - 75.500 đồng/kg.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), đầu tháng 6/2022, giá hạt tiêu đen và trắng xuất khẩu biến động không đồng nhất tại hầu hết các nước sản xuất.
Cụ thể, giá hồ tiêu tăng tại thị trường Indonesia và Ấn Độ, ổn định tại thị trường Malaysia, nhưng giảm mạnh tại thị trường Việt Nam và Brazil.
Dự báo trong thời gian tới, thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa.
Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.