Giá nông sản ngày 17/4: Cà phê cao nhất 41.000 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 40.400 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 40.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.000 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 40.900 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 40.800 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê được thu mua với mức tương ứng 40.900 đồng/kg, 40.800 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 40.300 - 41.000 đồng/kg. Tính chung tuần qua, giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 ở mức 2.087 USD/tấn, giao tháng 7/2022 ở mức 2.099 USD/tấn. Trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 ở mức 223,6 cent/lb, giao tháng 7/2022 ở mức 223,75 cent/lb.
Kết thúc tuần này, giá cà phê Robusta giao tháng 5/2022 giảm 4 USD/tấn, trong khi giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 8,05 cent/lb. Thị trường cà phê thế giới đang bình ổn trong dịp nghỉ lễ Phục Sinh.
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyên Hoàng
Giá nông sản ngày 17/4: Tiêu cao nhất 79.500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 77.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 79.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 76.000 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng từ 76.000 - 79.500 đồng/kg. Tuần qua, giá tiêu tăng mạnh 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Hiện nhiều hộ dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) liên kết với Công ty Olam để sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng hữu cơ nhằm đảm bảo đầu ra và nâng cao giá trị sản phẩm. Đây là hướng đi bền vững, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng hồ tiêu.
Là người gắn bó nhiều năm với cây hồ tiêu và cũng từng trải qua giai đoạn khủng hoảng của loại cây này, anh Nguyễn Đình Vững (thôn 1, xã Nam Yang) hiểu rõ cách làm “ăn xổi ở thì”. Chính vì vậy, ngay sau khi Hội Nông dân xã vận động, anh liền tham gia Chi hội Nông dân nghề nghiệp trồng hồ tiêu sạch liên kết với Công ty Olam sản xuất hồ tiêu theo hướng an toàn, bền vững. Nhờ đó, vườn hồ tiêu của gia đình anh sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hại, cho năng suất ổn định.
Anh cho hay: Thời gian trước, do canh tác theo kiểu truyền thống, chủ yếu sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học nên chỉ sau vài năm cho thu hoạch, cây hồ tiêu bắt đầu thoái hóa rồi chết dần. Sản phẩm làm ra thường bị thương lái ép giá.
Từ khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tôi được hướng dẫn chăm sóc vườn cây bằng phương pháp hữu cơ nên cây trồng phát triển tốt, không còn tình trạng chết nhanh, chết chậm.
“Năng suất bình quân đạt 3-4 tấn hồ tiêu khô/ha, tuy thấp hơn trước đây nhưng giữ ổn định hằng năm. Bên cạnh đó, khi tham gia chuỗi liên kết, tôi còn được hỗ trợ bao bì, đồ bảo hộ lao động và được Công ty Olam bao tiêu sản phẩm với giá thu mua cao hơn giá thị trường 2.000 đồng/kg”, anh Vững phấn khởi nói.
Nhận thấy hiệu quả mang lại khi tham gia chuỗi liên kết sản xuất, anh Nguyễn Huy Đạt (thôn 3) cũng dự tính sẽ chuyển toàn bộ diện tích hồ tiêu của gia đình sang canh tác theo hướng hữu cơ, bền vững để nâng cao giá trị sản phẩm cũng như hiệu quả kinh tế.