Giá nông sản ngày 14/10: Cà phê tiếp tục giảm 800 đồng/kg
Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 45.300 đồng/kg. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 45.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 45.800 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 45.700 đồng/kg.
Tại Pleiku (Gia Lai), La Grai (Gia Lai), giá cà phê hôm nay đang ở mức 45.600 đồng/kg. Còn tại huyện Chư Prông (Gia Lai) được thu mua với mức thấp hơn 45.500 đồng/kg.
Tại Gia Nghĩa và Đắk R'lấp (Đắk Nông), giá cà phê lần lượt đạt mức 45.600 đồng/kg, 45.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 45.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê hôm nay đang dao động trong khoảng từ 45.200 - 45.800 đồng/kg.
Ảnh minh họa. Ảnh: Kevin KVien
Trên thị trường thế giới, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2022 được ghi nhận tại mức 2.099 USD/tấn sau khi giảm 2,01% (tương đương 43 USD). Giá cà phê arabica giao tháng 12/2022 tại New York đạt mức 202,15 US cent/pound, giảm 3,62% (tương đương 7,6 US cent).
Số liệu thống kê từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, tháng 8/2022, Mỹ nhập khẩu cà phê đạt 135,25 nghìn tấn, trị giá 826,6 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 12,7% về trị giá so với tháng 7/2022, so với tháng 8/2021 giảm 11,9% về lượng, nhưng tăng 23,3% về trị giá.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê đạt 1,128 triệu tấn, trị giá 6,45 tỷ USD, tăng 3,6% về lượng và tăng 46,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 8/2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 6.111 USD/tấn, tăng 2,7% so với tháng 7/2022 và tăng 40% so với tháng 8/2021.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2022, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ đạt mức 5.722 USD/tấn, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Mỹ tăng từ tất cả các nguồn cung chính. Tốc độ tăng cao nhất từ Brazil (tăng 71,5%); tăng thấp nhất từ Việt Nam (tăng 29,2%).
8 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các nguồn cung cà phê chủ yếu cho Mỹ gồm: Brazil, Colombia, Việt Nam, Guatemala, Mexico.
Trong 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ tăng nhập khẩu cà phê từ hầu hết các nguồn cung chính, ngoại trừ Brazil. Số liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ cho biết, 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ nhập khẩu cà phê từ Brazil đạt xấp xỉ 311,45 nghìn tấn, trị giá 1,31 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng, nhưng tăng 69,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 20,82% trong 8 tháng đầu năm 2022, thấp hơn so với thị phần 21,55% trong 8 tháng đầu năm 2021.
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ ba cho Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu đạt 96,53 nghìn tấn, trị giá 227,46 triệu USD, tăng 5,2% về lượng và tăng 35,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng từ 6,27% trong 8 tháng đầu năm 2021 lên 6,45% trong 8 tháng đầu năm 2022.
Giá nông sản ngày 14/10: Tiêu giảm 500 đồng/kg
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk - Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 60.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức cao nhất toàn miền 62.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 61.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Đồng Nai, Gia Lai giá tiêu hôm nay ở mức 59.500 đồng/kg.
Như vậy, giá hồ tiêu toàn miền hôm nay dao động trong khoảng 59.500 - 62.000 đồng/kg.
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong tháng 8/2022 đạt 2,65 triệu USD, giảm 34,6% so với tháng 8/2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc đạt xấp xỉ 30,12 triệu USD, giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2021.
8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu từ các thị trường như Indonesia, Việt Nam, Brazil, Italia, Malaysia và Ấn Độ.
Tháng 8/2022, Việt Nam trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch đạt xấp xỉ 1,15 triệu USD, giảm 31,9% so với tháng 8/2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 9,47 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2021. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 28,15% trong 8 tháng đầu năm 2021 lên 31,46% trong 8 tháng đầu năm 2022.
Tháng 8/2022, Indonesia trở thành nguồn cung hạt tiêu lớn thứ hai cho Trung Quốc, kim ngạch đạt 895 nghìn USD, giảm 48,1% so với tháng 8/2021.
Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, Indonesia vẫn là nguồn cung hạt tiêu lớn nhất cho Trung Quốc, kim ngạch đạt xấp xỉ 14,64 triệu USD, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần hạt tiêu của Indonesia trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 52,32% trong 8 tháng đầu năm 2021 xuống 48,6% trong 8 tháng đầu năm 2022.