Giá heo hơi miền Bắc
Thị trường heo hơi miền Bắc hôm nay tiếp tục ghi nhận diễn biến tích cực khi nhiều tỉnh thành điều chỉnh tăng giá:
Tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Hưng Yên, Hà Nội, Thái Bình, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, hiện dao động từ 68.000 – 69.000 đồng/kg.
Hà Nam, Nam Định, Hà Tĩnh giữ ở mức 67.000 đồng/kg, tăng nhẹ so với hôm qua.
Phú Thọ tăng lên 69.000 đồng/kg, trở thành một trong những địa phương có giá cao nhất khu vực.
Tuyên Quang, Thái Nguyên cùng điều chỉnh lên 68.000 đồng/kg.
Mặt bằng giá chung tại miền Bắc hiện dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg, phản ánh lực cầu dần phục hồi trước kỳ nghỉ lễ.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi miền Trung – Tây Nguyên
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên tiếp tục đón nhận đợt điều chỉnh tăng tại nhiều địa phương:
Tăng 1.000 đồng/kg tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, dao động 68.000 – 69.000 đồng/kg.
Bình Định tăng lên 69.000 đồng/kg – mức cao so với trung bình khu vực.
Đắk Lắk vượt lên 71.000 đồng/kg, tiếp tục giữ vị trí cao nhất tại khu vực Tây Nguyên.
Giá heo hơi tại miền Trung – Tây Nguyên hôm nay ghi nhận trong ngưỡng 68.000 – 71.000 đồng/kg, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét trên diện rộng.
Giá heo hơi miền Nam
Trái ngược với xu hướng tăng ở hai miền còn lại, thị trường heo hơi tại miền Nam có diễn biến phức tạp hơn khi nhiều tỉnh đồng loạt điều chỉnh theo hai chiều:
Tăng 1.000 đồng/kg tại Bến Tre, Trà Vinh, hiện đạt 72.000 đồng/kg.
Giảm 1.000 đồng/kg tại An Giang, Đồng Tháp, hiện còn 70.000 – 71.000 đồng/kg.
Hậu Giang cũng ghi nhận mức giảm, xuống 71.000 đồng/kg.
Một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì mức giá cao ổn định từ 72.000 – 73.000 đồng/kg, giữ mặt bằng giá cao nhất cả nước.
Theo nhận định từ các đầu mối chăn nuôi và thương lái, thị trường heo hơi đang trong giai đoạn chuẩn bị bước vào cao điểm tiêu thụ dịp 30/4 – 1/5, vì vậy khả năng giá tiếp tục tăng nhẹ là hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, giá heo cũng sẽ biến động theo vùng, tùy thuộc vào nguồn cung, sức mua và tốc độ luân chuyển hàng hóa.
Theo các chuyên gia, người chăn nuôi không nên xả hàng ồ ạt trong lúc giá đang phục hồi, nhất là khi dự báo còn tăng. Bên cạnh đó, nên theo dõi sát giá tại các chợ đầu mối và lò mổ lớn, để điều chỉnh kế hoạch bán phù hợp.
Đồng thời, cần kiểm soát dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa, tránh tình trạng heo giảm cân trước ngày xuất chuồng.
Ông Đặng Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa thông tin, hiện nay, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh là 1,3 triệu con. Địa phương có 588 trang trại chăn nuôi và hơn 88.070 hộ chăn nuôi, sản lượng thịt hơi hàng năm khoảng 185.000 tấn, theo Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Về tình hình tiêu thụ thịt heo, trung bình hàng tháng, số heo thịt xuất chuồng của tỉnh là 155.000 - 160.000 con, trong đó có khoảng 110.000 - 115.000 con được giết mổ và tiêu thụ trong tỉnh, khoảng 40.000 - 45.000 con xuất bán ra các tỉnh, thành khác. Trong đó, số lượng heo thịt trung bình từ 70 - 100 kg có mặt thường xuyên khoảng 220.000 con.
Ước tính trong ba tháng đầu năm nay, ngành chăn nuôi heo của tỉnh Thanh Hoá đã xuất bán khoảng 480.000 con, giá trị trung bình ước tính khoảng 3.600 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 720 tỷ đồng.
Ước tính cả năm 2025, tổng giá trị sản xuất của chăn nuôi heo của Thanh Hoá tính theo giá thị trường đạt khoảng 12.000 tỷ đồng.
Để hướng tới phát triển ngành chăn nuôi lợi trong tình hình mới, lãnh đạo ngành chăn nuôi tỉnh Thanh Hoá kiến nghị cần áp dụng công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu trong chăn nuôi để tự động hóa các khâu trong sản xuất.
Ngoài ra, trong bối cảnh cả nước đang xây dựng chính quyền hai cấp và sẽ triển khai vào ngày 1/7, tỉnh Thanh Hoá đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn địa phương trong công tác quản lý trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y.