Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại Hà Nội giá heo hơi giảm nhẹ, hiện được thu mua với mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi ở mức 51.000 - 52.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Lào Cai giá heo hơi ở mức thấp nhất cả nước 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 8/3/2022: Nga cấm xuất khẩu, giá thịt heo toàn cầu sẽ tăng cao? Ảnh: Đình Phương
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 52.000 đồng/kg.
Các địa phương như Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận giá heo hơi đi ngang, hiện ở 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng giảm nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Tây Ninh, Vĩnh Long giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg xuống 53.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, Hậu Giang, Tiền Giang, Long An, An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng giá heo hơi dược thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Nga cấm xuất khẩu, giá thịt heo toàn cầu sẽ tăng cao?
Đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Ukraine và Nga cùng là những thị trường cung cấp lúa mì, ngô và dầu hướng dương lớn trên thế giới, khiến các nước nhập khẩu từ châu Á đến châu Phi và Trung Đông bị khó khăn bởi giá bánh mì và thịt tăng cao nếu nguồn cung bị gián đoạn, làm tăng giá thực phẩm.
Hiện, Nga vẫn chưa thể tự túc về thịt. Nga đã ký thỏa thuận thương mại tự do với Brazil cho phép nhập khẩu 200.000 tấn thịt bò và 100.000 thịt heo vào thị trường Nga mà không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào. Điều đó cũng có thể báo hiệu Nga sẽ cấm xuất khẩu thịt bò và thịt heo trong tương lai.
Đối với thịt gà, sản lượng thịt gà của Nga năm 2021 giảm 2% xuống 6,2 triệu tấn (Tập đoàn Cherkizovo đứng đầu về sản lượng với 813.000 tấn); trong đó đã xuất khẩu 62.000 tấn, chủ yếu sang Trung Quốc.
Sản lượng thịt gà trong tương lai cũng có thể được giữ lại để tiêu thụ tại thị trường nội địa, vì các biện pháp trừng phạt kinh tế chắc chắn sẽ được áp dụng đối với các bên thứ ba có liên quan đến thương mại với Nga.
Cục Xuất nhập khẩu thông tin thêm, Ukraine là một trong những nước sản xuất thịt gà hàng đầu trên thế giới cũng dự kiến sẽ giữ nguồn cung cấp thịt cho thị trường trong nước để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho cả quân đội và người dân.
Về nguồn cung thịt heo trên toàn cầu, tại châu Âu, dịch tả heo châu Phi (ASF) gần đây đã lan rộng ở nhiều nước. Tại châu Á, ASF tiếp tục lan rộng trên khắp Trung Quốc, nhưng tác động ít hơn nhiều so với năm 2020.
Cả Việt Nam và Philippines đều có số heo mắc ASF tăng trong mùa đông, dẫn đến việc tiêu hủy nhiều hơn ở một số khu vực. Các đợt bùng phát dịch bệnh đã dẫn đến giết mổ hàng loạt, làm giá giảm. Tốc độ tái đàn heo năm 2022 sẽ chậm lại ở cả hai quốc gia.
ASF tiếp tục lan rộng khắp các nước châu Á, nhưng nhiều nước châu Á đang tăng tốc khi sản xuất thịt heo. Tại Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, nhu cầu nhập khẩu giảm do sản lượng trong nước tăng. Trong khi đó, Thái Lan có thể sẽ tăng cường nhập khẩu để bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước do ASF.
Nhu cầu nhập khẩu toàn cầu có thể sẽ giảm trong năm 2022, dự báo giá thịt heo sẽ tiếp tục tăng do chi phí chăn nuôi cao. Trong số các nước xuất khẩu lớn, xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tăng trong năm 2022 với giá cả cạnh tranh hơn.