Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi ở mức 53.000 - 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg và 52.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ giá heo hơi ở mức thấp nhất cả nước 50.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 50.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 28/2/2022: Chững giá, cao nhất 55.000 đồng/kg. Ảnh: Kiều Nguyễn
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận giá heo hơi ở mức 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Quảng Bình, Bình Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 53.000 - 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 55.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Dương, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Sóc Trăng, An Giang, Hậu Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học
Từ đầu năm đến nay, trên cả nước, bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra tại 406 xã của 37/63 tỉnh, thành phố; trong đó, đã tiêu hủy 12.762 con heo bị nhiễm bệnh. Riêng địa bàn tỉnh, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 61 ấp/khóm của 26 xã, thị trấn thuộc 05/09 huyện: Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Kè, Càng Long và Cầu Ngang. Trong đó, số heo nghi, mắc bệnh 2.919/3.106 con của 129 hộ chăn nuôi; tiêu hủy 2.992 con (trọng lượng 166,5 tấn heo).
Ông Lê Văn Đông, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: hiện nay, tình hình bệnh dịch tả heo châu Phi đang diễn biến phức tạp; cùng với đó, đang vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến đàn vật nuôi chưa kịp thích nghi, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh. Đây cũng là thời điểm thuận lợi để các loại dịch bệnh có thể phát sinh và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Bệnh dịch tả heo châu Phi hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh, người nuôi cần thực hiện tốt các giải pháp như tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống chất lượng tốt. Thường xuyên bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực nhằm tăng sức đề kháng cho đàn heo. Nhất là thực hiện tốt an toàn sinh học trong chăn nuôi, đây là biện pháp quan trọng, hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Có thể nói mô hình nuôi khép kín theo hướng an toàn sinh học đang trở thành xu thế tích cực trong chăn nuôi, với các đặc điểm của mô hình như: quản lý, kiểm soát được nguồn đầu vào có nguy cơ mang mầm bệnh (con người, động vật, con giống, vận chuyển…); cùng với đó, xung quanh khuôn viên nuôi được bảo vệ bằng hàng rào và khử khuẩn (buồng Ozon) với các vật dụng khi đưa vào khu vực nuôi. Trong khu chăn nuôi thực hiện riêng lẻ, khép kín tại từng tiểu khu nuôi với từng giai đoạn sinh trưởng của con heo. Đặc biệt, các chất thải, nguồn nước trong quá trình cấp và thoát đều được xử lý trước khi đưa ra ngoài hoặc vận chuyển vào… Điển hình như mô hình chăn nuôi khép kín theo hướng an toàn sinh học tại trang trại chăn nuôi heo của ông Trần Văn Đực ngụ ấp La Bang, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang với quy mô 465 con heo nái và 2.500 heo thịt.
Ông Trần Văn Đực cho biết: từ lúc có bệnh dịch tả heo châu Phi xảy ra (năm 2019), trên địa bàn huyện Cầu Ngang cũng như các hộ nuôi xung quanh đều chịu ảnh hưởng; tuy nhiên, với mô hình nuôi khép kín an toàn sinh học của gia đình đến nay đã ngăn chặn tốt dịch bệnh. Trước tiên, người nuôi phải quản lý được con người ra vào khu chăn nuôi, ngay cả nhân viên và các vật dụng mang theo phải được diệt khuẩn (thông qua tủ Ozone, tia cực tím) được lắp đặt ngay từ phía cổng vào; vận chuyển heo khi xuất bán phải đưa ra xa khu chăn nuôi. Các khu nuôi được thiết kế kín và lắp máy quạt hút mùi, chất thải được thu hồi qua hệ thống bơm hút và đưa vào máy vắt phân, còn nước thải sẽ chuyển vào hầm biogas…
Cũng theo ông Trần Văn Đực, về nguồn gốc giống phải có bước chuẩn bị ngay từ giai đoạn đầu sau khi nhập về sẽ tiêm phòng đầy đủ các loại và thực hiện phối giống tại trại để tạo nguồn heo giống bố mẹ. Với quy trình nguồn giống khép kín, sẽ giúp cho người nuôi theo dõi, kiểm soát được tình hình sức khỏe của heo cũng như các yếu tố về dịch tễ… Hiện trang trại heo của gia đình gồm có 1 trại chuyên heo nọc giống, 2 trại nuôi heo mang thai, 2 trại nuôi heo trong giai đoạn chuẩn bị trước khi đẻ, 1 trại nuôi heo hậu bị (khoảng 450 con nái), 2 trại nuôi heo cai sữa (khoảng 1.000-1.200 con) và 3 trại heo thịt (300-500 con/trại). Tại từng khu trại đều lắp đặt hệ thống nuôi lạnh khép kín.
Theo ông Lê Văn Đông trong thời gian tới, để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả, nhất là bệnh dịch tả heo châu Phi, các địa phương cần tập trung tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả heo châu Phi, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan và các biện pháp phòng bệnh đến với hộ chăn nuôi. Huy động các nguồn lực để tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi.