Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình giá heo hơi ở mức 57.000 - 58.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định giá heo hơi được thu mua với mức 56.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 31/5/2022: Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi? Ảnh: Đỗ Khải
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Nghệ An, Quảng Bình giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Lâm Đồng giá heo hơi cũng giảm 1.000 đồng/kg xuống 56.000 đồng/kg.
Các địa phương như Thanh Hóa, Đắk Lắk, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi đi ngang, hiện ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế giá heo hơi đang được thu mua với mức 54.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 54.000 - 56.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh giá heo hơi đồng loạt giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg xuống mức 55.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Dương, Hậu Giang giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 56.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng giá heo hơi ở mức 56.000 - 58.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 56.000 - 60.000 đồng/kg.
Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ người chăn nuôi
Chưa bao giờ ngành chăn nuôi chứng kiến giá thức ăn chăn nuôi tăng “phi mã” như thời gian qua. Nhiều nguyên nhân được nêu lên như biến động thị trường, dịch bệnh… Giá thức ăn đầu vào trở thành một gánh nặng lớn với người sản xuất các sản phẩm chăn nuôi.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thanh, Giám đốc HTX Hòa Mỹ cho biết HTX chăn nuôi heo công nghệ cao ở Ứng Hòa của ông có quy mô 3.000 heo nái, 1.700 heo thương phẩm/lứa, đạt doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi tạo gánh nặng rất lớn cho sản xuất. Ông Thanh nêu câu hỏi: “Chính phủ sẽ có chính sách, biện pháp gì để bình ổn giá vật tư đầu vào, tiếp sức, hỗ trợ nông dân?”
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết giá cả các mặt hàng tăng cao thời gian qua, trong đó có vật tư nông nghiệp, là vấn đề toàn cầu liên quan tới đứt gãy chuỗi cung ứng. Chính phủ, các bộ, ngành đã nỗ lực kiểm soát tình hình, hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu, vật tư có tính chất chiến lược; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo không bị ách tắc, ép giá; nghiên cứu chính sách điều chỉnh thuế, phí…
Thời gian tới, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên qua sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ về giải pháp sớm bình ổn giá các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào.
Cụ thể, Bộ sẽ làm việc với các doanh nghiệp để có những giải pháp phù hợp cho cả đôi bên người bán - người mua. Vật tư đầu vào chiếm 55% giá thành sản phẩm nên nếu tính toán tỉ mỉ hoàn toàn có thể giảm giá thành các nguyên liệu. Đây cũng chính là cách các doanh nghiệp chia sẻ lợi ích với người nông dân, chia sẻ với Chính phủ.
“Nếu giá cả tiếp tục leo thang, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét trợ giá với một số vật tư thiết yếu để hỗ trợ người nông dân trong giai đoạn hiện nay”, ông Nguyễn Hồng Diên nói.