Giá heo hơi miền Bắc
Khảo sát thị trường cho thấy giá heo hơi tại miền Bắc và miền Trung tiếp tục trượt dốc, đánh dấu phiên giảm thứ hai liên tiếp trong tuần.
Miền Bắc ghi nhận đồng loạt 15 tỉnh thành điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg, đưa giá giao dịch về mức 60.000 – 62.000 đồng/kg. Các địa phương giảm gồm:
Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Tuyên Quang: 62.000 giảm 1.000 đồng
Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai: 61.000 ↓1.000
Lai Châu, Điện Biên, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An: 60.000 – 61.000 giảm 1.000 đồng
Một số nơi như Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình vẫn giữ nguyên mức 62.000 đồng/kg, nhưng không còn là vùng giá cao như trước.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Giá heo hơi miền Trung-Tây Nguyên
Miền Trung cũng chìm trong xu hướng giảm. Trong đó, Quảng Trị, Khánh Hòa, Gia Lai đồng loạt hạ 1.000 đồng.
Quảng Trị, Khánh Hòa: 60.000 – 61.000 giảm 1.000 đồng
Gia Lai: 59.000 giảm 1.000 đồng
Đáng chú ý, Lâm Đồng – tỉnh thường giữ mức giá cao – hôm nay cũng điều chỉnh về 63.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng. Trong khi đó, các địa phương như Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk giữ nguyên mức 61.000 đồng/kg.
Giá heo hơi miền Nam
Trước đây được xem là khu vực giữ giá tốt nhất cả nước, hôm nay miền Nam cũng đã không còn "miễn nhiễm" với đợt giảm mới.
Đồng Nai, An Giang: 63.000 giảm 1.000 đồng
Tây Ninh: 65.000 giảm 1.000 đồng
Lâm Đồng (thuộc Tây Nguyên nhưng thường giao dịch theo giá miền Nam): 63.000 giảm 1.000 đồng
Các tỉnh trọng điểm như TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau vẫn giữ giá từ 63.000 – 65.000 đồng/kg, nhưng đã xuất hiện tâm lý thận trọng từ thương lái.
Theo đánh giá của giới kinh doanh, mức giảm 1.000 đồng/kg tuy không lớn, nhưng cho thấy dấu hiệu cung đang tăng nhẹ, trong khi nhu cầu tiêu dùng chậm lại – đặc biệt tại các khu vực có lượng giết mổ lớn như TP Hồ Chí Minh và miền Tây.
Nếu xu hướng này tiếp tục, thị trường heo hơi có thể bước vào chu kỳ điều chỉnh kéo dài trong những tuần tới, nhất là khi nguồn heo thịt từ các trang trại quy mô lớn bắt đầu đưa ra thị trường nhiều hơn.
VOV đưa tin, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi, ngày 27/6, ổ dịch tả heo châu Phi đầu tiên xảy ra tại xã Nghĩa Giang (trước đây là các xã Nghĩa Thuận, Nghĩa Kỳ và Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa cũ). Đến ngày 21/7, dịch bệnh đã xảy ra tại các cơ sở chăn nuôi ở 243 thôn thuộc 34 xã, phường trong tỉnh. Tổng số heo mắc bệnh buộc phải tiêu huỷ hơn 9.600 con với tổng khối lượng gần 580 tấn.
Trước sự lây lan nhanh, cơ quan chức năng bên cạnh công tác phòng chống dịch, khoanh vùng dập dịch cũng đã đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin đối với dịch tả heo châu Phi và một số dịch bệnh khác trên gia súc, gia cầm.
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi đã giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phân bổ hơn 7.600 liều vắc xin dịch tả heo châu Phi, hơn 19.000 liều vắc xin lở mồm long móng; hơn 5.000 vắc xin cúm gia cầm cho các địa phương tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và phân bổ hơn 5.000 lít hoá chất để tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi phòng, chống dịch bệnh.
Sở Nông nghiệp và Môi trường giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp phát đủ số lượng vắc xin và hoá chất được phân bổ cho các địa phương, hướng dẫn quy trình kỹ thuật bảo quản vắc xin, hoá chất; hướng dẫn các địa phương quy trình tiêm phòng vắc xin, sử dụng hoá chất theo đúng quy định. Các địa phương chỉ đạo các tổ tiêm phòng, khử trùng tiêu độc thực hiện đúng theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ông Đỗ Văn Chung, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết đơn vị này đã xuất vắc xin, hoá chất để các xã trước hết sát trùng, tiêu độc và các điểm tiêu huỷ.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh ban hành hướng dẫn cho tiết đối với các xã có dịch và không có dịch trong công tác khoanh vùng, cử cán bộ chuyên môn thực hiện theo đúng Luật Thú y, cũng như các văn bản hướng dẫn như sát trùng tiêu độc rồi phương pháp chọn các điểm tiêu theo quy định, tránh trường hợp vứt xác gia súc bừa bãi và bán chạy gia súc gây lây lan dịch bệnh