Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên giá heo hơi ở mức 55.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.
Các địa phương như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Thái Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Nam Định giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thái Nguyên giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 21/3/2022: Người chăn nuôi nhỏ dần rời khỏi cuộc đua? Ảnh: Đình Phương
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Định, Lâm Đồng giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 55.000 đồng/kg.
Người chăn nuôi nhỏ dần rời khỏi cuộc đua?
Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), chăn nuôi đang chuyển dịch từ chăn nuôi quy mô nhỏ sang chăn nuôi hộ có quy mô lớn hơn, tăng phát triển các mô hình trang trại, tập trung và hình thành các chuỗi giá trị chăn nuôi.
Năm 2011, cả nước có khoảng trên 4,13 triệu cơ sở chăn nuôi heo thì đến năm 2020 chỉ còn khoảng 2 triệu cơ sở.
Trong 5 năm vừa qua, tỷ lệ chăn nuôi nông hộ giảm từ 5 - 7%/năm, riêng giai đoạn 2019 - 2021, cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ giảm 15 - 20%.
Hiện nay, sản lượng heo sản xuất trong nông hộ nhỏ lẻ giảm còn 35 - 40%, sản lượng heo sản xuất trong hộ chuyên nghiệp và trang trại chiếm 50 - 60%.
Đáng chú ý, năm 2021, tổng đàn heo thuộc 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi heo quy mô lớn đạt 5,8 triệu con, chiếm 20,7% tổng đàn.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đây là sự phát triển tất yếu để hướng đến một nền chăn nuôi hiện đại, an toàn dịch bệnh.
Nhưng ở một góc độ nào đó, sự teo tóp của các nông hộ chăn nuôi cho thấy sự bấp bênh của thị trường đã khiến người chăn nuôi rơi rụng dần khỏi cuộc đua bởi không đủ lực, tổ chức sản xuất theo chuỗi còn yếu, thiếu bền vững.
Từ thực tế đó, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo xây dựng ngành hàng thịt heo theo các chuỗi liên kết, phấn đấu đến năm 2025 Việt Nam có 10 - 12 chuỗi sản xuất liên kết lớn.
Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương trong bối cảnh ngành chăn nuôi chịu nhiều khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao cần tăng cường tuyên truyền để người dân và doanh nghiệp song song với phòng dịch và duy trì phát triển chăn nuôi; chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn chuyển đổi nhanh diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn chăn nuôi, trong đó có ngô.