Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Bắc Giang, Hưng Yên giá heo hơi ở mức 55.000 đồng/kg và 57.000 đồng/kg.
Các địa phương như Yên Bái, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Hà Nam, Thái Bình, Phú Thọ, Lào Cai, Nam Định giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Thái Nguyên giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 57.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 19/3/2022: Miền Bắc có giá cao nhất cả nước. Ảnh: Đỗ Khải
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Bình Định, Lâm Đồng giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Vĩnh Long, Cà Mau giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giá heo hơi được thu mua với mức 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 55.000 đồng/kg.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị các doanh nghiệp không tăng giá thức ăn chăn nuôi
Từ năm 2015-2020, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước tương đối ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần. Thế nhưng bắt đầu từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đặc biệt, xung đột Nga và Ukraine gần đây đã đẩy giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh.
Tại hội nghị trực tuyến bàn giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi heo và tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi diễn ra ngày 18/3, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các doanh nghiệp sản xuất không tăng giá thức ăn chăn nuôi.
"Trước mỗi khó khăn, thách thức thì hệ sinh thái nhà nước, doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân cần gắn bó, chia sẻ với nhau để tạo sức mạnh chung. Rất mong các doanh nghiệp không vội tăng giá để chia sẻ cùng người chăn nuôi" - ông Tiến nói.
Trước việc phải nhập khẩu rất lớn lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, ông Tiến cho hay đề án phát triển công nghiệp chế biến thức ăn đang được xây dựng sẽ hướng đến giải quyết vấn đề thức ăn chăn nuôi theo từng vùng, miền gắn với các cơ sở chăn nuôi. Như vậy, chuỗi sản xuất từ giống, thức ăn chăn nuôi, vùng nuôi và logistics với nhà máy chế biến thực phẩm cần được cơ cấu lại.
Theo ông Tiến, các địa phương khi cho phép xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi cần tính đến việc phù hợp với vùng chăn nuôi, chế biến thực phẩm… để giảm áp lực về logistics. Đây cũng là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi.
Bên cạnh việc cần tận dụng nguyên liệu địa phương, cần chuyển một số diện tích đất trồng trọt không hiệu quả sang trồng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Bộ đang bàn với Tập đoàn De Heus để phối hợp với các tỉnh Tây Nguyên để thành lập các hợp tác xã sản xuất sắn, ngô để giảm áp lực phải nhập khẩu.