Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hưng Yên giá heo hơi ở mức 53.000 đồng/kg.
Các địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá heo hơi dược thu mua với mức 52.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 19/11/2022: Việt Nam thuộc Top 10 nước đứng đầu về quy mô chăn nuôi heo. Ảnh: Công Thắng
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Bình Thuận giá heo hơi báo giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 51.000 đồng/kg. Còn tại tỉnh Ninh Thuận giá heo giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 53.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa giá heo hơi đạt mức 54.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Lâm Đồng giá heo hơi được thu mua với mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 51.000 - 54.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Cà Mau giá heo hơi đang ở mức cao nhất cả nước 55.000 đồng/kg.
Các địa phương như Bình Phước, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 52.000 - 53.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Kiên Giang giá heo hơi được thu mua với mức thấp nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 51.000 - 53.000 đồng/kg.
Số lượng đàn heo nhiều, nhưng năng suất thấp
Việt Nam thuộc Top 10 nước đứng đầu về quy mô chăn nuôi heo với tổng đàn trên 23,3 triệu con, chiếm 70% sản lượng thịt của cả nước. Heo được nuôi phân bố đồng đều ở các vùng miền.
Tuy nhiên, thông tin từ Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, trong 4 năm vừa qua số lượng hộ chăn nuôi đã giảm từ 4 triệu hộ xuống còn 2 triệu hộ.
Chủ yếu là mô hình chăn nuôi quy mô nông hộ nhỏ lẻ, mức đầu tư thấp, không gian chuồng trại đa phần nhỏ hẹp, mật độ nuôi cao, năng suất thấp, khó kiểm soát được chất lượng.
Bên cạnh đó, dịch tả heo châu Phi, bệnh tai xanh… thường xuyên gây thiệt hại lớn cho đàn heo. Dịch Covid-19 kéo dài gây hạn chế về logistics đã khiến thị trường tiêu thụ sản phẩm từ heo gặp nhiều biến động.
Giá bán heo thịt có lúc xuống thấp dưới giá thành sản xuất, lúc lại tăng vọt lên cao bất bình thường cũng gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo TS Nguyễn Quốc Đạt - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi heo đang được các doanh nghiệp tổ chức lại theo chuỗi liên kết trong vòng 7 – 8 năm nay với quy mô liên kết chiếm 1/3 tổng đàn heo trên cả nước.
Tuy nhiên, mức độ liên kết vẫn còn lỏng lẻo trong các khâu chăn nuôi, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm. Điều này ảnh hưởng đến tính ổn định của ngành chăn nuôi.
GS.TS Lã Văn Kính - Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam cũng cho rằng: Số lượng đàn heo nhiều, nhưng hầu hết năng suất thấp.
Ngoài vấn đề về con giống, kiến thức về dinh dưỡng cho heo của người nuôi còn nhiều hạn chế. Mặt khác, 95% thịt heo tiêu thụ trên thị trường là thịt ấm, có dư lượng thuốc kháng sinh, chất cấm và được giết mổ không an toàn.
Trong khi đó, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng vọt. Nguyên liệu đầu vào, nhất là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng ít nhất 30%, đặc biệt như ngũ cốc tăng gấp đôi so với cách đây 2 năm cũng là nguyên nhân tác động đến giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh của thịt heo trên thị trường xuất khẩu.
Trong bối cảnh đó, TS Nguyễn Văn Trọng - Phó Chủ tịch Hiệp hội trang trại Việt Nam cho rằng người dân nuôi quy mô nhỏ “càng nuôi thì càng lỗ”.