Giá heo hơi tại miền Bắc
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên, Thái Bình giá heo hơi đạt mức cao nhất cả nước 69.000 đồng/kg.
Các địa phương như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Lào Cai, Nam Định giá heo hơi 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Yên Bái, Hà Nam giá heo hơi được thu mua với mức 65.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 65.000 - 69.000 đồng/kg.
Giá heo hơi ngày 12/9/2022: Cao nhất gần 70.000 đồng/kg. Ảnh: Công Tháng
Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên
Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Quảng Bình, Bình Định, Lâm Đồng giá heo hơi ở mức 63.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Lắk, Ninh Thuận giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Thuận giá heo hơi đạt mức 59.000 đồng/kg, đây là địa phương thấp nhất cả nước.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 59.000 - 66.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại miền Nam
Cụ thể, tại tỉnh Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bạc Liêu giá heo hơi ở mức 64.000 - 66.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Bình Dương, Tây Ninh, Cần Thơ, Trà Vinh, Kiên Giang, Bến Tre, Sóc Trăng giá heo hơi được thu mua với mức 60.000 - 62.000 đồng/kg.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 60.000 - 66.000 đồng/kg.
Dự báo tiêu thụ thịt heo Việt Nam tăng mạnh
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions, tổng tiêu thụ thịt tại Việt Nam được đơn vị này dự báo tăng hơn 25% trong giai đoạn 2018-2026. Trong đó, heo là nguồn đạm động vật chính khi chiếm khoảng hai phần ba lượng thịt tiêu thụ.
"Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng tiêu thụ thịt mạnh nhất toàn cầu những năm tới", đơn vị này nhận xét và lưu ý thêm về việc không có cản trở nào về mặt văn hóa trong việc ăn thịt tạo nên sức hấp dẫn của ngành này.
Đến năm 2026, trung bình mỗi người Việt tiêu thụ hơn 51 kg thịt (31 kg thịt heo, hơn 16 kg thịt gà và hơn 4 kg thịt bò) mỗi năm, tăng 9% so với mức dự báo năm nay. Trong khi đó, tiêu thụ thịt bình quân toàn cầu chỉ ở mức 34,6 kg vào năm 2026, tăng chưa đến 0,5 kg trong 10 năm, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Cùng với đà tăng sức cầu thị trường, báo cáo của Fitch Solutions cũng chỉ ra xu hướng công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ trong chăn nuôi heo. Sau đợt lây lan của dịch tả heo châu Phi, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ đã và đang rời bỏ ngành khi đầu tư tốn kém nhưng giá cả lại biến động. Thay vào đó, quá trình đầu tư công nghiệp hóa và tập trung hóa sẽ tăng cường.
Thực tế thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi phải bỏ chuồng trại khi chưa kịp khắc phục hậu quả từ dịch tả heo đã phải gồng mình trước sức ép chi phí đầu vào. Nhiều địa phương như Đồng Nai - thủ phủ heo hơi, Tiền Giang, Tây Ninh, Đắk Lắk, Vĩnh Long... đều ghi nhận nông dân không dám tái đàn. Với các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh, Fitch Solutions cho rằng đây là cơ hội để tăng công suất nhằm hưởng lợi từ sự phục hồi giá thịt heo trong tương lai.
Kết quả kinh doanh khả quan của nhiều doanh nghiệp đầu ngành cũng trở thành điểm hấp dẫn của chăn nuôi heo. Trong 6 tháng đầu năm nay, Hoàng Anh Gia Lai xuất chuồng hơn 82.000 con heo thịt và lãi hơn 530 tỷ đồng, mức lợi nhuận bán niên cao nhất tính từ 2018 đến nay. Sự thành công của mô hình nuôi heo ăn chuối giúp bầu Đức tự tin đạt mục tiêu lãi 1.120 tỷ đồng cả năm sớm hơn dự kiến. Đây được xem là cú "vượt vũ môn" ngoạn mục sau 10 năm lỗ hàng nghìn tỷ đồng, nợ nần chồng chất kể từ khi ông rẻ hướng sang làm nông.
Trước đó, Tập đoàn Hòa Phát cũng cho biết lĩnh vực nông nghiệp mang về gần 720 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm ngoái, riêng sản lượng heo các loại đạt gần 450.000 con. Doanh nghiệp này tự công bố, mảng heo an toàn sinh học thuộc top đầu toàn thị trường, mảng heo giống cũng nằm trong top đầu tại miền Bắc. Đến năm 2025, Công ty đặt mục tiêu đạt 25.000 con heo nái sinh sản và hàng năm cung cấp ra thị trường 750.000 con heo thịt thương phẩm.