Cụ thể, huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm mạnh 900 đồng/kg xuống mức 32.200 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 900 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 900 đồng/kg xuống mức 32.500 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 900 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.400 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay giảm 900 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.300 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay giảm 800 đồng/kg, hiện đang được thu mua với mức 32.500 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang dao động trong khoảng từ 32.200 - 32.500 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 5/12: Bất ngờ giảm mạnh 900 đồng/kg.
Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, cà phê là cây công nghiệp chủ lực của khu vực Tây Nguyên, đóng góp quan trọng vào việc tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Chính vì vậy, Chính phủ Việt nam đang triển khai nhiều đề án hỗ trợ nông dân phát triển các vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản.
Song song đó, để giảm thiểu phụ thuộc vào thị trường cà phê thô thế giới, Việt Nam cũng đẩy mạnh chế biến sâu với nhiều nhà máy rang xay có công suất lớn và ủng hộ các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất cà phê hòa tan.
Mục tiêu đến năm 2030 là nâng tỷ lệ chế biến sâu đạt 30 - 40% sản lượng hàng năm. Một điểm yếu khác của ngành cà phê Việt Nam cần được khắc phục là xây dựng chuỗi liên kết và hệ thống thông tin dữ liệu cho ngành hàng, giúp nông dân nắm bắt nhu cầu thị trường và có kế hoạch sản xuất hợp lý.
Cùng quan điểm, ông Đỗ Hà Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Intimex cho rằng, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam đang dần định hình được xu hướng tiêu dùng mới cũng như những hội xuất khẩu từ các Hiệp định thương mại tự do, từ đó đã đầu tư nhiều hơn cho khâu chế biến, đặc biệt là cà phê hòa tan.
Việc đầu tư vào chế biến cũng giúp các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến chất lượng nguồn nguyên liệu và từng bước liên kết với nông dân theo mô hình hợp tác xã, liên minh sản xuất. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng cà phê nguyên liệu một cách đồng đều trên quy mô lớn không thể làm trong ngày một ngày hai.
Theo ông Đỗ Hà Nam, trước mắt hiệp hội và doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cà phê Việt Nam cần phát huy vai trò điều phối thị trường, giúp nông dân cải thiện giá bán.
“ Việt Nam đang nắm giữ 60% sản lượng cà phê Robusta toàn thế giới, do đó nếu các nhà xuất khẩu Việt Nam giữ hàng, nguồn cung thế giới giảm sẽ có tác động tích cực đến giá cà phê. Trong bối cảnh chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước đủ khả năng dự trữ số lượng lớn cà phê thô, để thực hiện được chiến lược đó, cơ quan quản lý, hiệp hội và cả doanh nghiệp phải chủ động cung cấp thông tin thị trường cho người trồng cà phê để phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả.”, ông Nam nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Lương Văn Tú chia sẻ, ngoài việc nâng cao chất lượng nguyên liệu, đầu tư chế biến cho xuất khẩu, doanh nghiệp cà phê cũng cần khai thác hiệu quả thị trường tiêu thụ nội địa. Cả nước hiện có gần 30.000 quán cà phê và đang có xu hướng tăng nhanh trong thời gian gần đây, tuy nhiên lượng cà phê tiêu thụ cà phê trong nước vẫn còn khá khiêm tốn.
Tính trung bình toàn thế giới mỗi người tiêu thụ khoảng 7kg cà phê/năm, nhưng tại Việt Nam, một trong những quốc gia sản xuất cà phê nhiều nhất thế giới mức độ tiêu thụ mới đạt 2kg/người/năm.
Các doanh nghiệp kỳ vọng, với việc phát triển các sản phẩm cà phê chế biến sâu, tiện lợi sẽ thúc đẩy mức tiêu dùng cà phê trong nước tăng lên mức 4kg/người/năm. Từ đó nâng cao tỷ lệ tiêu thụ nội địa, giảm phụ thuộc vào biến động giá cả thế giới giúp người nông dân yên tâm canh tác.