Cụ thể, huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay ở mức 33.100 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê dao động ở mức 33.000 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay đang ở mức 33.300 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ao động ở mức 33.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 33.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay dao động ở mức 33.200 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang dao động trong khoảng từ 32.900 - 33.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 3/12: Mức cao nhất là 33.300 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London đang tăng.
Giá cà phê robusta sàn London tăng 4 USD/ tấn đứng ở mức 1410 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tăng 3 USD ở mức 124.25 cent/lb.
Cũng như gạo, xuất khẩu cà phê, hồ tiêu... của Việt Nam đều đứng nhất, nhì thế giới nhưng kim ngạch, thị phần đang mất dần vào tay đối thủ.
Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, sản phẩm có mặt trên 80 quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ, chiếm đến 14,2% thị trường cà phê nhân trên toàn cầu.
Tuy nhiên, giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam còn thua xa quốc gia đứng đầu là Brazil dù giới kinh doanh quốc tế đánh giá cà phê của Việt Nam ngon, vùng nguyên liệu có nhiều lợi thế.
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy xuất khẩu cà phê năm nay vẫn tiếp tục giảm cả về sản lượng và giá trị.
Niên vụ cà phê 2018-2019 (tính đến hết tháng 9/2019), Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 1.697.102 tấn, giảm 5,42% so với lượng xuất khẩu của niên vụ trước. Về kim ngạch đạt 2,96 tỉ USD, giảm 15,05%.
Nguyên nhân chủ yếu do giá cà phê thế giới thời gian qua giảm mạnh vì nguồn cung toàn cầu dư thừa, kết hợp với kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại và căng thẳng thương mại lan rộng.
Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê Việt Nam liên tục bị mất thị phần vào tay các đối thủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa là do cà phê Việt chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng không nhiều, công nghệ chế biến sau thu hoạch còn kém…
Sản phẩm xuất khẩu thiếu thương hiệu nên chưa được người tiêu dùng nước ngoài biết đến nhiều mà phải thông qua các doanh nghiệp (DN) trung gian nước ngoài hoặc gia công chế biến cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài.
Ông Nguyễn Hữu Long, người sáng lập thương hiệu Shin Coffee, cho rằng để giá trị cà phê của Việt Nam gia tăng bắt buộc phải có sản phẩm cho giá trị cao, đa dạng và phải có thương hiệu tốt.
"Việt Nam có nhiều lợi thế về vùng nguyên liệu, chất lượng không thua các vùng trên thế giới nhưng hiện tại chúng ta chú trọng sản phẩm thô xuất khẩu với giá thấp, trong khi các DN hàng đầu vẫn chưa có nhiều định hướng, cách làm để nâng tầm giá trị cho cà phê trong nước" - ông Long phân tích.