Cụ thể, huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm 200 đồng/kg xuống mức 32.100 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê giảm 200 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.200 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 200 đồng/kg xuống mức 33.800 đồng/kg. Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay giảm 200 đồng/kg xuống mức 32.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai giá cà phê hôm nay giảm 200 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông giảm 200 đồng/kg xuống 32.400 đồng/kg. Còn tại tỉnh Kon Tum giá cà phê giảm 200 đồng/kg xuống 32.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang dao động trong khoảng từ 32.100 - 32.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/12: Tiếp tục giảm 200 đồng/kg.
Trên sàn giao dịch thị trường thế giới, giá cà phê hôm nay 19/12 tiếp tục giảm mạnh. Giá Robusta kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn London (Anh) dao động trong khoảng 1.384 - 1.410 USD/tấn, giảm 22 USD/tấn so với phiên hôm qua 18/12, đóng phiên ở mức 1.384 USD/tấn.
Tại sàn New York , giá cà phê Arabica kỳ hạn 3/2020 ghi nhận đang dao động ở mức 133,3 - 133,7 cent/pound, giảm 0,5 cent/pound so với phiên giao dịch trước đó một ngày, đóng cửa ở mức 133,2 cent/pound. Giá cà phê tiếp tục giảm nhẹ vào phiên giao dịch hôm nay là do sàn giao dịch ICE yêu cầu tăng ký quỹ đối với cà phê Arabica, từ đó gây áp lực thanh lý hợp đồng của các thương nhân.
Theo dự báo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, niên vụ 2019-2020 sản lượng cà phê Việt Nam có thể bị giảm đến 15% so với năm trước do những tác động của thời tiết.
Niên vụ năm nay, cả nước có gần 690.000 ha cà phê, sản lượng xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 triệu 700.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 3 tỷ USD. So với niên vụ trước, sản lượng giảm khoảng 3% nhưng kim ngạch giảm tới hơn 14%. Giá cà phê xuất khẩu niên vụ này được đánh giá ở mức thấp kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây, có thời điểm xuống mức 1.207 USD/tấn đối với cà phê Robusta.
Trong khi đó, nhiều dự báo cho thấy, giá cà phê khó có thể cải thiện trong niên vụ mới, khủng hoảng có thể sẽ còn tiếp diễn. Cùng với khủng hoảng giá, ngành cà phê Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức khác. Đó là tình trạng cà phê già cỗi đang tăng nhanh. Tại Tây Nguyên, vùng trọng điểm cà phê của Việt Nam, diện tích cà phê trên 20 năm tuổi hiện có khoảng 86.000 ha, chiếm 16%, diện tích cà phê 15-20 năm tuổi khoảng 140.000 ha, chiếm 26%. Trong khi công tác tái canh còn rất nhiều khó khăn, thì việc canh tác cà phê vẫn chưa thoát khỏi cảnh manh mún, tự phát.