Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua vơi mức 30.500 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 30.600 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay ở mức 31.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 31.200 đồng/kg.
Tại tỉnh Đắk Nông, Gia Lai giá cà phê hôm nay đang ở mức 31.000 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 30.900 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang dao động trong khoảng từ 30.500 - 31.300 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 16/6: Đồng loạt giảm 300 đồng/kg.
Trong nhiều thập kỷ qua, sản xuất cà phê Việt Nam đã phát triển như một ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu. Với vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, các sản phẩm cà phê của nước ta đã xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu (đứng thứ hai sau Brazil). Đặc biệt, cà phê rang xay và hòa tan xuất khẩu đã chiếm 9,1% thị phần (đứng thứ 5; sau Brazil, Indonesia, Malayxia, Ấn Độ), tạo ra nhiều cơ hội và triển vọng cho ngành Cà phê Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, thông qua các hiệp định thương mại tự do đã được kí kết. EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam - chiếm 40% tổng số lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tiếp theo là khu vực Đông Nam Á - chiếm 13% tổng lượng và tổng kim ngạch.
Tuy nhiên, cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng cả khách quan lẫn chủ quan, như: biến đổi khí hậu; cạnh tranh từ các loại cây trồng khác; cần tái canh những cây cà phê già cỗi; chi phí sản xuất đang tăng cao hơn trong khi giá cà phê thế giới đang ở mức rất thấp.
Chính sách sản xuất cà phê của Việt Nam đã chuyển sang một kỷ nguyên mới với hai mục tiêu: Thứ nhất là, duy trì vị thế là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới; Thứ hai là, tăng gấp đôi giá trị gia tăng trong sản xuất cà phê bằng cách tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.
Định hướng của Chính phủ và các Bộ, ngành đối với phát triển ngành Cà phê đó là: phấn đấu xây dựng ngành cà phê trong nước phát triển theo hướng hiện đại, đồng bộ, bền vững; có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng; mang lại giá trị gia tăng cao; nâng cao thu nhập cho người nông dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cà phê khoảng 6 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu trên, thì ngành Cà phê cần đẩy mạnh chế biến sâu, chế biến theo chuỗi giá trị; đồng thời quan tâm thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến thương mại. Trong đó, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng đóng vai trò then chốt, bên cạnh là sự hưởng ứng từ các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt ở những khu vực có thế mạnh để phát triển cây cà phê.