Dưới đây là thống kê giá cà phê hôm nay 1/10 ở một số địa phương và vùng nguyên liệu trên cả nước.
Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 1/10/2019 giảm nhẹ so với phiên giao dịch hôm qua.
Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Kon Tum giá cà phê hôm nay báo giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 33.700 đồng/kg.
Các địa phương còn lại giá tiêu hôm nay không thay đổi. Tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê hôm nay được thu mua với mức lần lượt là 33.200 đồng/kg và 33.300 đồng/kg.
Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay dao động ở mức 32.800 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê ở mức 32.700 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay đang ở mức 33.800 đông/kg. Còn tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk), Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay dao động ở mức 33.600 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 32.700 - 33.800 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 1/10: Giảm nhẹ, dao động từ 32.700 - 33.800 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London đang tăng.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London giao tháng 9/2019 đang tăng 7 USD/tấn (mức tăng 0,53%) đứng ở mức 1.321 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2019 tăng 0,04 USD/tấn đứng ở mức 100,9 cent/lb.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 9/2019 đạt 38,7 nghìn tấn, trị giá 67,91 triệu USD.
Chỉ số này giảm 35,1% về lượng và giảm 34,3% về trị giá so với 15 ngày cuối tháng 8/2019, so với 15 ngày đầu tháng 9/2018 giảm 34,7% về lượng và giảm 33,7% về trị giá.
Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9/2019, xuất khẩu cà phê đạt 1,211 triệu tấn, trị giá 2,073 tỷ USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Trong nửa đầu tháng 9/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.753 USD/tấn, tăng 1,2% so với nửa cuối tháng 8/2019 và tăng 1,4% so với nửa đầu tháng 9/2018. Tuy nhiên, tính theo lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 9/2019, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.711 USD/tấn, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo các chuyên gia, thị trường cà phê trong nước vẫn hết sức ảm đạm do hai nước sản xuất cà phê lớn trên thế giới là Brazil và Indonesia sắp vào vụ thu hoạch. Bên cạnh đó, tình trạng khó khăn của ngành hàng cà phê sẽ còn tiếp diễn do việc nguồn cung đang cao hơn cầu.
Ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ NN&PTNT cho biết, trên thị trường thế giới, trong tháng 7, giá cà phê biến động giảm. Đầu tháng 7, giá sàn Robusta tại London ở mức 1.490 USD/tấn, từ ngày 15 đến 17/7 đã giảm gần 100 USD mỗi tấn. Giá cà phê giảm do áp lực bán hàng vụ mới tiếp tục đè nặng các thị trường cà phê kỳ hạn và tác động lên thị trường trong nước.
Ngoài ra, ông Toản phân tích thêm: “Áp lực bán cà phê Robusta từ Brazil vẫn lớn sẽ gây sức ép đáng kể cho giá cà phê trên thị trường London. Tại thị trường trong nước, do lượng tồn kho không nhiều nên người giữ hàng có tâm lý kỳ vọng giá cà phê nội địa sẽ tăng lên mức 35 - 36 triệu đồng/tấn. Tuy nhiên, do lượng cà phê Việt Nam còn ít nên mức độ ảnh hưởng lên giá kỳ hạn tại sàn London rất hạn chế.”