Thứ 6, 04/04/2025, 01:23 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Doanh nghiệp ra tay “giải cứu” ớt giúp nông dân

Doanh nghiệp ra tay “giải cứu” ớt giúp nông dân
(Tieudung.vn) - Trước trạng hecta đến kì thu hoạch nhưng không được thu mua, người trồng ớt lâm vào tình cảnh khốn đốn, một doanh nghiệp ở TP Hồ Chí Minh đã đồng ý ‘giải cứu’ ớt cho người dân.

Ngày 25/5, ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết Công ty cổ phần Chế biến Kinh doanh Nông sản Thực phẩm Nosafood (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) đã đồng ý ‘giải cứu’ ớt cho người dân trên địa bàn.

Doanh nghiệp ra tay “giải cứu” ớt giúp nông dân

Hàng chục hecta ớt đến kì thu hoạch.

Theo ông Hùng, sau khi Công ty công Cty CP Quốc tế Thiên An (có trụ sở tại Hải Phòng) bất ngờ không thu mua ớt trồng theo cam kết, huyện phải chủ động liên hệ với nhiều doanh nghiệp trong cả nước để kêu gọi "giải cứu" cho các hộ dân, vì ớt đã vào thu hoạch.

"Công ty cổ phần Chế biến Kinh doanh Nông sản Thực phẩm Nosafood (trụ sở tại TP Hồ Chí Minh) đã ký hợp đồng thu mua hết số ớt dự án này. Hôm qua (24/5), Công ty đã đưa 2 xe container về tận ruộng trực tiếp thu mua, với giá 4.000 đồng/kg ớt xương bò và 4.500 đồng/kg ớt đũa. Để giúp nông dân thu hoạch ớt kịp thời, UBND huyện điều động hơn 60 cán bộ chiến sĩ về đồng hái ớt giúp dân. Ước tính mỗi ngày người dân sẽ bán cho đơn vị thu mua khoảng 20 tấn ớt và khoảng 2-3 ngày thì sẽ thu hoạch xong" - ông Hùng nói.

Trước đó, Công ty Cổ phần đầu tư Quốc tế Thiên An (Công ty Thiên An) đã liên kết với các hộ dân vùng Ngũ Điền và ven phá của huyện Phong Điền để trồng ớt xuất khẩu, theo đó Công ty Thiên An hợp đồng bao tiêu 100% sản phẩm trong 3 năm với các HTX đầu mối với giá 5.500 đồng/kg.

Dự án được triển khai trên diện tích khoảng 20ha, do Công ty Thiên An cung ứng giống, phân bón hữu cơ và kỹ thuật, người dân bỏ công và diện tích đất bước đầu cho năng suất, thu hoạch ổn định khiến người dân địa phương rất phấn khởi.

Tuy nhiên sau khi về địa phương thu hoạch ớt được một số vụ, đến nay Công ty Thiên An bỗng nhiên “biệt tăm” dù mùa vụ thu hoạch ớt đã đến.

Doanh nghiệp ra tay “giải cứu” ớt giúp nông dân

UBND huyện điều động hơn 60 cán bộ chiến sĩ về đồng hái ớt giúp dân. 

Trước sự làm “lơ” của doanh nghiệp, nhiều hộ dân đã phải thu hoạch ớt bán ra ngoài để tránh hư hỏng và giá rẻ, thậm chí còn nhổ cây ớt để trồng các loại hoa màu khác cho năng suất ổn định hơn.

Chủ tịch huyện Phong Điền cũng cho biết đại diện Công ty CP Đầu tư Quốc tế Thiên An giải thích lý do ngừng thu mua ớt của người dân là do các công ty của Trung Quốc  không thu mua ớt như đã hứa.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá vàng, USD cao kỉ lục, chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng
(Tieudung.vn) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng gây sốc cho thị trường vàng...
 
Giá ngoại tệ ngày 3/4/2025: USD vẫn chưa thể phục hồi
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 3/4/2025, USD vẫn chưa thể phục hồi và chắc chắn sẽ ảnh hưởng bởi...
 
Giá vàng ngày 3/4/2025: SJC đảo chiều giảm, mất mốc 102 triệu đồng/lượng
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 3/4/2025, vàng trong nước và thế giới quay đầu giảm nhẹ trước giờ công bố...

Giá - Sản phẩm

Giá xăng tiếp tục tăng, RON 95 lên sát 21.000 đồng/lít
(Tieudung.vn) Giá các loại xăng dầu trong nước sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương Tài chính...
 
Giá heo hơi ngày 3/4/2025: Bất ngờ tăng nhẹ
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 3/4/2025, bất ngờ tăng trở lại tại nhiều tỉnh miền Bắc sau chuỗi ngày...
 
Giá nông sản ngày 3/4/2025: Cà phê bật tăng, hồ tiêu ổn định ở mức cao
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 3/4/2025, cà phê bất ngờ tăng trở lại so với hôm qua, mức tăng...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.38501 sec| 838.953 kb