Thứ 3, 13/05/2025, 04:32 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Chứng khoán 20/3: dòng tiền chảy vào nhóm đầu tư công và xây dựng

Chứng khoán 20/3: dòng tiền chảy vào nhóm đầu tư công và xây dựng
(Tieudung.vn) - Trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu đầu tư công và xây dựng bất ngờ được nhà đầu tư “gom” mạnh.

VN-Index giảm nhẹ

Phiên giao dịch ngày 20/3, chứng khoán Việt Nam chịu áp lực bán mạnh khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ phần lớn thời gian. Dù được hỗ trợ bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như MBB, VCB, TCB, VPB, STB, GEX, chỉ số vẫn giảm nhẹ 0,7 điểm (-0,05%), đóng cửa tại 1.323,93 điểm.

Chứng khoán 20/3: dòng tiền chảy vào nhóm đầu tư công và xây dựng

Thanh khoản toàn thị trường sụt giảm so với phiên trước, tổng giá trị giao dịch ba sàn đạt hơn 21.450 tỷ đồng, riêng sàn HoSE ghi nhận 17.843 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng có diễn biến khá tích cực, tăng 0,19%, với sự đóng góp của VCB, CTG, TCB, VPB, MBB, ACB, HDB, STB, SHB. Ngược lại, các mã TPB, LPB, MSB, OCB giảm 0,89% điểm.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền tích cực giúp nhóm này tăng 0,36%, với sắc xanh áp đảo ở các mã VCI, HCM, VIX, VND, MBS, BSI, SHS, CTS.

Nhóm cổ phiếu đầu tư công và xây dựng bất ngờ được “gom” mạnh, với GEX +4,61%, CTD +3,21%, HAH +3,53%, GEE +2,12%, FCN +1,41%, HTN +3,18%, ..

Ngoài ra, một số cổ phiếu vốn hóa lớn tại các nhóm ngành khác được nhà đầu tư “gom” mạnh, như: PNJ +1,31%, NKG +1,83%, REE +2%, IMP +1,36%, …

Tâm điểm “xả” hàng của các nhà đầu tư là nhóm cổ phiếu , với: IJC giảm sàn 6,84%, BCM -1,49%, NLG -2,27%, HDC -1,66%, PDR -1,7%. Theo sau, loạt cổ phiếu giảm dưới 1%, như: VIC, DIG, KBC, DXG, KDH, VRE, TCH, …

Trong khi, một số cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ của nhóm này “ngược dòng” thành công, như: SIP +3,21%, SGR +1,83%, SCR +1,99%. Các cổ phiếu tăng dưới 1%, như: NVL, VPI, SZC, LDG. Đặc biệt, cổ phiếu vốn hóa nhỏ DTA tăng trần 6,88%.

Ngoài ra, một số cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc các nhóm ngành khác bị nhà đầu tư “xả” mạnh, như: VJC -1,64%, BCG -2,73%, VTP -1,29%, DGC -1,39%, FRT -2,22%, TCM -1,11%, HDG -1,28%, SBT -1,66%, VHC -2,06%, …

Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng mạnh với tổng giá trị hơn 1.488 tỷ đồng, tập trung vào các mã FPT (-279 tỷ), HPG (-184 tỷ), TPB (-173 tỷ), VHM (-119 tỷ), DIG (-100 tỷ)... Ở chiều ngược lại, một số mã được khối ngoại mua ròng đáng chú ý gồm SHB (56 tỷ), VCI (52 tỷ), GEX (46 tỷ), PNJ (32 tỷ), DLG (30 tỷ)...

OCB lãi 4.000 tỷ đồng trước thuế

Ngân hàng TP Phương Đông (HoSE: OCB) vừa công bố tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2024. Theo đó, lợi nhuận trước thuế đạt 4.006 tỷ đồng, giảm 3,2% so với năm trước. Dù vậy, ngân hàng vẫn duy trì tăng trưởng tốt trong hoạt động kinh doanh cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc cho mục tiêu năm 2025.

Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của OCB đạt 280.712 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm trước. Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số, tập trung vào nhóm khách hàng có tiềm năng tăng trưởng cao. Dư nợ tín dụng ghi nhận mức tăng gần 20%, cao hơn mức trung bình toàn ngành (15,08%), trong đó tín dụng xanh tăng trưởng mạnh 30% so với năm 2023. Huy động thị trường 1 đạt 192.413 tỷ đồng, tăng 14,5% so với năm trước. Mặc dù thị trường có dấu hiệu gia tăng lãi suất, OCB vẫn duy trì nền lãi suất huy động thấp nhằm hỗ trợ tín dụng, giúp giảm bình quân lãi suất cho vay hơn 2%, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng bền vững.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ khi tổng thu thuần đạt 10.069 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, thu thuần từ lãi đạt 8.607 tỷ đồng, tăng 27,2%, nhờ vào quy mô tín dụng mở rộng và biên lãi ròng (NIM) cải thiện lên mức 3,5% vào cuối năm 2024. Việc NIM của OCB có sự cải thiện rõ rệt là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh nhiều ngân hàng đang gặp khó khăn trong vấn đề này. Điều này phản ánh chiến lược đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị và gia tăng tỷ lệ CASA đang phát huy hiệu quả. Hiện tại, tỷ lệ giao dịch qua kênh số của OCB đạt 96,2%, nổi bật với nền tảng Open Banking, ứng dụng OCB OMNI và ngân hàng số dành cho giới trẻ - Liobank.

Ở chiều ngược lại, tổng thu nhập ngoài lãi giảm so với cùng kỳ, đạt 1.462 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và chứng khoán, đặc biệt là thị trường trái phiếu chính phủ. Đây là thách thức chung mà nhiều ngân hàng trong hệ thống phải đối mặt trong năm 2024. Tuy nhiên, nhờ chiến lược linh hoạt trong điều hành, tái cơ cấu danh mục kinh doanh theo hướng đa dạng nguồn thu, nâng cao chất lượng tài sản, đẩy mạnh công tác quản trị và thu hồi nợ, lợi nhuận trước thuế trong quý IV/2024 đã có sự phục hồi ấn tượng, tăng 230% so với quý trước.

Tags:
3.8 21 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Bất ngờ một cổ phiếu dịch vụ tang lễ chia cổ tức cao kỷ lục
(Tieudung.vn) Đây không chỉ là mức cổ tức cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp, mà còn...
 
Giá ngoại tệ ngày 12/5/2025: USD sẽ bật tăng trở lại?
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 12/5/2025, giới phân tích dự báo đồng USD sẽ được hỗ trợ tuần tới,...
 
Giá vàng ngày 12/5/2025: Vàng sẽ giảm mạnh về vùng 3.000 USD/ounce?
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 12/5/2025, đà tăng giá vàng có dấu hiệu chững lại khi thị trường thiếu động...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 12/5/2025: Cà phê và hồ tiêu đi ngang
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 12/5/2025, cà phê  ổn định và đi ngang so với phiên giao dịch giảm...
 
Giá heo hơi ngày 12/5/2025: Giảm nhẹ tại miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 12/5/2025, giảm nhẹ một giá tại một số tỉnh khu vục miền Nam và...
 
Giá heo hơi ngày 11/5/2025: Duy trì ổn định tại cả 3 miền
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 11/5/2025, ba miền duy trì ổn định. Long An tiếp tục là địa phương...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.41477 sec| 843.75 kb