Thứ 7, 06/07/2024, 00:47 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Hàng Việt hụt hơi từ trong nước đến ra thế giới

Hàng Việt hụt hơi từ trong nước đến ra thế giới
(Tieudung.vn) - Hàng Việt vừa yếu thế trên sân nhà, lại càng hiếm thấy ở nước ngoài, là điều đáng lo ngại trong thời kỳ hội nhập.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức hình thành từ đầu năm nay. Thị trường mở với 600 triệu dân trong khối này được kỳ vọng là nơi để hàng hóa của doanh nghiệp (DN) Việt vươn ra thế giới nhiều hơn, mạnh hơn.

Tuy nhiên, thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy trong tám tháng đầu năm nay sau khi AEC hình thành, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang ASEAN giảm 10% so với cùng kỳ. Ngược lại hàng từ các nước ồ ạt chảy vào Việt Nam, đặc biệt là hàng Thái Lan. Điều này đã cho thấy ngay khi vừa ra “biển khu vực” thì hàng Việt đã thất thế.

Trong nước khó khăn, nước ngoài hụt hơi

Chị Minh Anh, nhà ở quận Gò Vấp, TP.HCM, nhận xét khi đi du lịch tại Thái Lan, muốn tìm hàng Việt không dễ. Trong khi tại TP.HCM muốn tìm hàng Thái thì chỉ cần “bước ra khỏi cửa là có ngay”.

Nhìn nhận về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Khánh, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày TP.HCM, nói: “Hàng của các công ty Việt nhiều năm qua chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ Trung Quốc, còn nay hàng Thái Lan là đối thủ mạnh nhất. Mặt khác, khi Cộng đồng Kinh tế AEC hình thành thì việc cạnh tranh với các quốc gia khác trong cùng một cũng rất gay gắt”.

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, theo ông Khánh, hàng Việt có dấu hiệu hụt hơi. Bằng chứng là mặt hàng dệt may trong nội địa từ đầu năm đến nay hết sức khó khăn, sức mua giảm đến 30%. Chưa hết, hàng Việt xuất khẩu sang Campuchia cũng giảm đến 30%-40%, do nước này tăng cường nhập hàng từ Trung Quốc và Thái Lan.

Mô tả ảnh

Myanmar được xem là thị trường tiềm năng nhưng DN Việt trầy trật mãi mới đưa được hàng vào đây. Ảnh: Tú Uyên

Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex Diệp Nam Hải khi AEC hình thành giúp DN có thể tiếp cận thuận lợi hơn với công nghệ mới, nguồn tài chính và nguồn nhân lực trong khu vực. Thị trường tiêu thụhàng cũng rộng mở, thuế xuất khẩu giảm, việc giao thương dễ dàng vì không còn biên giới hành chính. Tuy nhiên, khó khăn nhất làsựcạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng nhanh.

Cụ thể các sản phẩm của công ty đã phân phối vào một sốquốc gia như Philippines, Singapore, Malaysia, Campuchia… nhưng bị cạnh tranh mạnh bởi các sản phẩm Thái Lan.

“Nguyên nhân chính là do hàng Thái có giá thấp hơn hàng Việt vì họ minh bạch về chi phí vận chuyển, thủ tục hành chính… Trong khi đó, các DN Việt gặp nhiều khó khăn về vấn đề này. Đơn cử như liên quan đến an toàn vệ sinh , do sự chồng chéo về quản lý nhà nước nên có ba bộ quản lý: Công Thương, Y tế, NN&PTNT” - ông Hải dẫn chứng.

Ở một góc nhìn khác, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủtịch Hiệp hội DN TP.HCM, đánh giá cái yếu của hàng Việt là tiếp thị chưa tốt, chưa nghiên cứu kỹ về thị trường và các nước. Thế là có công ty đi xúc tiến thương mại hai, ba năm mà vẫn chưa tìm được nhà phân phối ở các nước. Không có hệ thống phân phối, đại lý ở nước ngoài nên công ty Việt muốn tìm đầu ra cho hàng hóa vô cùng chật vật.

Nhìn thẳng vào hạn chế để thay đổi

Nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại rằng Việt Nam sẽ là vùng trũng tiêu thụ hàng hóa của các nước ASEAN. Ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, đánh giá hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN giảm 10% nhưng nhập siêu tăng lên chứng tỏ năng lực cạnh tranh của DN Việt còn kém.

Lý giải nguyên nhân khiến năng lực của DN kém, ông Doanh phân tích: Do lãi suất ngân hàng còn quá cao, chi phí đầu vào, chi phí vận tải quá lớn… vượt quá sức chịu đựng của nhà kinh doanh.

Hơn nữa đồng tiền của một số nước như Malaysia mất giá 18% kéo theo hàng hóa nước này giảm 18%; đồng nhân dân tệ của Trung Quốc mất giá7% khiến hàng hóa rẻ hơn 7%. Trong khi đó đồng tiền Việt Nam vẫn giữ ổn định, dẫn đến đồng tiền Việt đã trở nên cao giá hơn trong khu vực. Hệ quả cuối cùng là hàng xuất khẩu của Việt Nam yếu đi vì hàng hóa đắt đỏ hơn.

Ông Doanh nhấn mạnh: “Ngay thời điểm này, Campuchia cũng cạnh tranh mạnh với chúng ta về hàng may mặc. Gần đây các đơn hàng may mặc đã chuyển sang Campuchia. Vì vậy, DN Việt phải nhìn nhận thực tế mặt hàng nào có năng lực cạnh tranh, mặt hàng nào chưa có thì phải cải tiến”.

Cùng nhận định trên, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM Phạm Ngọc Hưng cho rằng công ty Việt vẫn chưa chuẩn bị kỹ khi ASEAN trở thành khối thống nhất. Trong khi đó, một số quốc gia như Malaysia, Thái Lan có sự chuẩn bị trước. Vì vậy khi vừa mở cửa theo cam kết thì hàng loạt đại gia Thái nhảy vào Việt Nam thâu tóm hệ thống bán lẻ Big C Việt Nam, Metro Việt Nam… Điều này khiến các DN Việt hết sức lúng túng.

Do đó, DN Việt cần chú trọng năng lực cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành nghề thì mới đủ sức tham gia cuộc chơi hội nhập. Không nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân chơi ASEAN, chưa nói tới hàng hóa Việt sẽ bị đánh bật ngay trên sân nhà.

Còn nặng tư tưởng thụ động

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh từng nhận xét rằng lỗi một phần dẫn đến tình trạng hàng Việt yếu thế là do nhiều DN còn nặng tư tưởng thụ động. DN xuất khẩu quen bán tại cầu cảng, mua tại cầu cảng.

Tức là mua thì người ta mang tới tận cửa, không có nhu cầu tìm kiếm tận nguồn hàng nên không quan tâm nhiều tới việc cắt giảm thuế. Bán thì thường bán cho một thương nhân tới tận Việt Nam mua hàng nên nước ngoài giảm thuế cho mình ra sao cũng chưa quan tâm lắm.

AEC cho phép 12 ngành nghề lao động được dịch chuyển tự do trong nội khối. Tuy nhiên, nếu như các nước chuẩn bị khá tốt, có nhiều ưu thế hơn hẳn lao động Việt Nam về ngoại ngữ, kiến thức, kỹ năng, tính chủ động và sẵn sàng di chuyển thì lao động Việt Nam không có tính chủ động này và chưa tận dụng được cơ hội.

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Bổ sung quy định, chế tài xử lý hành vi thao túng thị trường vàng
(Tieudung.vn) Theo thông tin từ Bộ Công an, cơ quan chức năng đã xác định có nhiều nhóm thuê...
 
Giá ngoại tệ hôm nay 5/7/2024: USD tiếp tục tuột dốc, về sát mốc 105 điểm
(Tieudung.vn) Tỷ giá USD hôm nay (5/7), giá USD trong nước quay đầu giảm 7 đồng tại chiều mua...
 
Giá vàng ngày 5/7/2024: Vàng thế giới đi ngang sau ngày tăng “bốc đầu”
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 5/7/2024, SJC vẫn đang duy trì ổn định ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, vàng thế...

Giá - Sản phẩm

Giá nông sản ngày 5/7/2024: Hồ tiêu lao dốc, về mốc 145.000 đồng/kg
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 5/7/2024, cà phê giảm nhẹ 400 -700 đồng/kg nằm trong khoảng 120.300-121.400 đồng/kg. Hồ...
 
Giá heo ngày 5/7/2024: Miền Bắc tăng 1.000 đến 2.000 đồng/kg
(Tieudung.vn) Giá heo ngày 5/7/2024, tăng 1.000 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành...
 
Giá xăng tiếp tục tăng, RON 95 vượt 23.500 đồng/lít
(Tieudung.vn) Giá xăng trong nước hôm nay (ngày 4/7) được liên bộ Công Thương Tài chính điều chỉnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.52288 sec| 852.492 kb