Thứ 3, 26/11/2024, 21:06 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

'Bàn tay thép' của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

'Bàn tay thép' của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
(Tieudung.vn) - Ngay từ đầu năm, Thống đốc Lê Minh Hưng đã đưa ra nhiều cơ chế cứng rắn để quản lý hệ thống ngân hàng nhằm tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và tập trung cụ thể trong việc đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống và xử lý nợ xấu.

Mô tả ảnh
 

Những thông điệp liên tục được người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi đến ngay từ đầu năm 2017. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm nay là tái cơ cấu và xử lý nợ xấu của các TCTD.

Theo Thống đốc, với các TCTD, kể cả những TCTD tốt hay những TCTD còn những tồn tại, hạn chế đều phải có đề án riêng, gắn với lộ trình tổng thể của hệ thống ngân hàng trong thời gian tới.

Thống đốc nhìn nhận những kết quả đạt được của toàn ngành ngân hàng trong ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặc dù chưa đạt được kế hoạch song GDP tăng 6,2% là kết quả quan trọng phản ánh hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN về lãi suất, tín dụng và tỷ giá.

Tuy nhiên, mục tiêu tiêu phát triển kinh tế năm 2017, với kế hoạch tăng trưởng GDP 6,7%; lạm phát dưới 4% là áp lực và thách thức lớn đối với ngành ngân hàng, đối với điều hành chính sách tiền tệ. Với việc phải đạt được đa mục tiêu trong tăng trưởng và phát triển, đòi hỏi chính sách tiền tệ phải tiếp tục thực thi hiệu quả, linh hoạt và phù hợp diễn biến tình hình thực tế nền kinh tế, song NHNN khẳng định kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kìm giữ lạm phát. Trong đó tiếp tục đảm bảo ổn định lãi suất, và suất trung dài hạn để hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh, tiếp tục chính sách tỷ giá phù hợp kết hợp điều hành hợp lý thị trường nội tệ để ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Thống đốc NHNN chỉ đạo hệ thống sẽ tập trung triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước bắt buộc trong thời gian qua theo phương án được phê duyệt. TCTD không đáp ứng được các chuẩn mực an toàn, không có phương án cơ cấu lại khả thi hoặc không thực hiện được phương án cơ cấu lại được phê duyệt sẽ buộc phải áp dụng các biện pháp can thiệp xử lý của Nhà nước thông qua sáp nhập, hợp nhất, mua lại và bằng một số biện pháp khác phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng sẽ cần phải tăng cường năng lực tài chính, áp dụng chuẩn mực vốn Basel II và các nguyên tắc quản trị rủi ro theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế đi đôi với việc đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin. Triển khai các biện pháp khuyến khích và bắt buộc (trong một số trường hợp cần thiết) tăng vốn điều lệ để cải thiện năng lực tài chính và mức độ an toàn. Kiểm soát việc phân phối lợi nhuận của các tổ chức tín dụng.

Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý vi phạm sở hữu vốn của cổ đông lớn, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong các ngân hàng thương mại cổ phần; cơ cấu lại các công ty con, công ty liên kết, hạn chế mở rộng đầu tư ngoài lĩnh vực tài chính; đẩy mạnh thoái vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng trong các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, hiệu quả thấp; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thoái vốn của doanh nghiệp nhà nước tại các tổ chức tín dụng.

Về xử lý nợ xấu, Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu các tổ chức tín dụng kết hợp triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu với các giải pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu mới phát sinh. Cơ quan quản lý cần phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng; kiên quyết xử lý những TCTD có nợ xấu lớn không tích cực xử lý nợ xấu, tổ chức tín dụng không thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật.

NHNN không xem xét, chấp thuận mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động, văn phòng đại diện, hạn chế tạm ứng, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, thành viên góp vốn và áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam đối với TCTD chưa phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định của pháp luật, không thực hiện đúng kế hoạch xử lý nợ xấu;...

Chấn chỉnh về việc cho vay vốn, NHNN yêu cầu các TCTD cần thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN thông báo, trong đó tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tập trung rà soát, đánh giá đầy đủ, chính xác thực trạng tình hình tín dụng trong lĩnh vực và các lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao; nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát và hạn chế rủi ro tập trung tín dụng; hạn chế tăng trưởng tín dụng trung, dài hạn và cấp tín dụng cho những lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, các BOT, BT giao thông.

Thống đốc cũng nghiêm cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt là trong huy động vốn; nghiêm cấm sử dụng các biện pháp vi phạm trần lãi suất, che giấu nợ xấu, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh.

Trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo của một ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, hệ thống ngân hàng đang có những cải thiện rõ rệt và tiếp tục có triển vọng trong năm 2017 đặc biệt khi xuất hiện hàng loạt thông điệp và những chỉ thị rất nghiêm khắc và rõ ràng của Thống đốc NHNN gửi đến thị trường nhằm chấn chỉnh, xử lý yếu kém tồn đọng trong ngành.

Còn theo nhận định của các chuyên gia tài chính ngân hàng, việc luật hóa các quy định hỗ trợ ngân hàng tái cơ cấu là việc làm hết sức cần thiết, giải quyết các vướng mắc, xử lý triệt để các TCTD yếu kém trong hệ thống, tái cơ cấu một cách hiệu quả nhất và lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, với khối lượng công việc tương đối lớn, năm 2017 sẽ là năm khá vất vả cho ngành ngân hàng.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

Giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD trượt giá, hiện ở mức 24.292 đồng
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 26/11/2024, tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 3 đồng,...
 
Giá vàng ngày 26/11/2024: SJC và vàng nhẫn bất ngờ lao dốc
(Tieudung.vn) Giá vàng ngày 26/11/2024, vàng thế giới quay đầu giảm do nhà đầu tư bán chốt lời, giảm...
 
Chứng khoán 25/11: Thị trường giằng co, một cổ phiếu điện thăng hoa sau cú bắt tay thế kỷ
(Tieudung.vn) Thị trường diễn ra trong thế giằng co suốt phiên hôm nay sau đó kết phiên tăng 6,6...

Giá - Sản phẩm

Giá heo hơi ngày 26/11/2024: Giảm nhẹ ở thị trường miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 26/11/2024, tiếp tục điều chỉnh tại nhiều địa phương, dao động từ 59.000...
 
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê và hồ tiêu bật tăng
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 26/11/2024, cà phê trong nước tiếp chuỗi tăng giá so với phiên giao dịch...
 
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp đà tăng, hồ tiêu ổn định
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 25/11/2024, cà phê tiếp chuỗi tăng giá so với phiên giao dịch trước cường...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.52533 sec| 853.992 kb