Nếu đang sử dụng Windows, bạn có thể thấy thỉnh thoảng một số phần mềm sẽ chèn mã vào trình duyệt Chrome (ví dụ như các website có đăng nhập, các chương trình diệt virus). Và bạn đoán xem điều gì sẽ xảy ra sau đó? Vâng, trình duyệt xảy ra hiện tượng “crash” khi chạy các đoạn mã này (không phải tất cả các trường hợp).
Để giải quyết vấn đề này Google vừa ra thông báo: “từ tháng 7 năm 2018, Chrome 68 sẽ bắt đầu chặn phần mềm của bên thứ ba chèn mã vào Chrome trên Windows”.
Nói chính xác hơn, Google tuyên bố người dùng rằng những phần mềm chèn mã vào Chrome trên Windows có nguy cơ gây ra lỗi nhiều hơn 15%. Ngăn chặn các chương trình như vậy là cách mà Google buộc các nhà phát triển phải sử dụng “Chrome extensions” (phần mở rộng dành cho Chrome) và “Native Messaging” để làm việc với Chrome. Mục tiêu của Google là: “Ít sự cố có nghĩa là người dùng sẽ cảm thấy vui vẻ hơn”.
Những thay đổi này sẽ diễn ra theo ba bước: Thứ nhất, vào tháng 4 năm 2018, Chrome 66 sẽ bắt đầu hiển thị cảnh báo cho người dùng sau khi xảy ra sự cố. Nghĩa là Chrome sẽ cho bạn biết chương trình nào vừa gây ra lỗi cho trình duyệt. Thông báo sau đó sẽ hướng dẫn họ cập nhật hoặc xóa chương trình đó.
Sau đó, vào tháng 7 năm 2018, Chrome 68 sẽ bắt đầu chặn phần mềm của bên thứ ba khiến chúng không thể chèn mã vào các tiến trình của Chrome. Nếu điều này ngăn Chrome khởi chạy, Chrome sẽ khởi động lại và cho phép chèn mã nhưng nó cũng sẽ hiển thị cảnh báo yêu cầu người dùng gỡ bỏ phần mềm vi phạm. Cuối cùng, vào tháng 1 năm 2019, Chrome 72 sẽ chặn hoàn toàn các đoạn mã chèn vào trình duyệt của Google trên nền tảng Windows.
Sẽ có một số trường hợp ngoại lệ. Mã của Microsoft, phần mềm trợ năng và phần mềm Input Method Editor (IME) sẽ không bị ảnh hưởng. Điều đó nói rằng, các nhà phát triển của các chương trình như vậy nên đi trước và chuyển sang sử dụng phần mở rộng Chrome và Native Messaging.
Khi hoàn tất chương trình cải tiến này, Chrome trên Windows được cho là sẽ chạy ổn định hơn so với hiện tại.