Trước khi ăn, uống đồ uống lạnh
Vào mùa hè nóng bức, rất nhiều người có thói quen trước khi ăn uống một số đồ uống được lấy ra từ trong tủ lạnh. Các loại đồ uống lạnh này thường chứa rất nhiều đường, thường xuyên uống như vậy, không chỉ dễ gây ra bệnh tiểu đường, mà đá lạnh còn kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra sự co bóp của các mạch máu trong thành dạ dày, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Trước khi ăn uống đồ lạnh, trong bữa ăn lại ăn đồ nóng, hoặc ăn các loại thực phẩm quá cay, điều này càng gây tổn hại lớn đến dạ dày.
Uống rượu trước khi ăn
Rất nhiều người thích uống vài chén rượu trước khi ăn cơm, tuy nhiên việc này sẽ làm tổn hại rất lớn đối với dạ dày, dễ gây loét dạ dày và thậm chí phát triển thành ung thư dạ dày. Tiếp theo, uống rượu trước khi ăn, cơ thể càng dễ hấp thu rượu, đồng nghĩa với việc gan bị tổn thương vô cùng lớn. Một số nghiên cứu phát hiện, trước khi ăn uống đồ uống có cồn sẽ làm cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau trong cơ thể, đặc biệt là canxi.
Trước khi ăn uống trà đặc
Nhiều người thích uống trà, cho rằng trà có thể kéo dài tuổi thọ, nhưng trà uống trước bữa ăn, đặc biệt là trà đặc thì rất sai lầm. Trà đặc sẽ cản trở cơ thể hấp thụ canxi, sắt và các chất dinh dường khác. Ngoài ra, uống trà tước khi ăn, còn làm tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
Tắm ngay sau khi ăn
Khi bạn tắm, các mạch máu ngoài da sẽ giãn nở và khiến máu lưu thông mạnh hơn đến các chi. Lương máu chuyển đến cơ quan tiêu hóa và nội tạng sẽ bị hạn chế và làm quá trình tiêu hóa bị gián đoạn, gây ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn. Hậu quả là dạ dày của bạn sẽ dần bị mài mòn và mất khả năng làm tốt nhiệm vụ của nó.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau thường có tác dụng kìm hãm sự sản xuất niêm mạc bảo vệ thành dạ dày. Khi các niêm mạc này bị tổn thương thì nó sẽ không thể làm tốt chức năng bảo vệ thành dạ dày. Kết quả là dạ dày sẽ co bóp một cách bất thường, gây đau nhức, khó chịu.
Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa và đọc đúng liều lượng sử dụng in trên bao bì thuốc để uống đủ số lượng thuốc được cho phép chứ không nên tự ý uống quá nhiều.
Hoạt động mạnh sau khi ăn
Sau khi ăn, trong khoảng thời gian từ 1 - 3 tiếng, bạn không nên vận động mạnh. Nếu tham gia các hoạt động mạnh sau khi ăn, máu của bạn sẽ phải đổ dồn về cơ quan tiêu hóa để xử lý thức ăn, từ đó gây ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa của dạ dày. Do đó, bạn nên chú ý ngồi nghỉ sau khi ăn hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng để lượng máu phân bổ đồng đều cho các cơ quan trong cơ thể.