Chủ nhật , 24/11/2024, 08:48 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tại sao người tiểu đường nên ăn tối đúng giờ?

Tại sao người tiểu đường nên ăn tối đúng giờ?
(Tieudung.vn) - Ăn bữa tối muộn có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và còn có thể dẫn đến tăng cân.

Tại sao người tiểu đường nên ăn tối đúng giờ?

Tại sao người tiểu đường nên ăn tối đúng giờ?

Người tiểu đường không nên ăn tối muộn.

Một nghiên cứu đã cho biết, ăn bữa tối muộn có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao và còn có thể dẫn đến tăng cân, theo The Health Site.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Endocrine Society's Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism (Mỹ) cho biết, việc trì hoãn thời gian ăn tối có thể ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy chất béo.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người ăn bữa tối lúc 22 giờ có lượng đường trong máu cao hơn và khả năng đốt cháy chất béo ít hơn so với những người ăn tối lúc 18 giờ.

Theo đó, những người ăn tối muộn có lượng đường trong máu cao hơn gần 20% so với những người ăn tối trước đó. Chất béo đốt cháy cũng giảm 10% ở những người ăn tối muộn, theo The Health Site.

Nghiên cứu cũng đã lưu ý rằng, việc thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc loại 2, bệnh tim, bệnh huyết áp,…

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm người bệnh tiểu đường nên ăn bao gồm:

Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ... được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào... Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.

Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ... được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive...

Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.

Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín...

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.

Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt...

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.23328 sec| 788.305 kb