Thứ 6, 22/11/2024, 02:32 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sữa mẹ không phải nguồn lây nhiễm Covid-19

Sữa mẹ không phải nguồn lây nhiễm Covid-19
(Tieudung.vn) - Tổng Giám đốc WHO khẳng định, rủi ro rất thấp về khả năng người mẹ có thể lây vi rút SARS-CoV-2 sang con mình khi cho bú . Vì vậy, các biện pháp cách ly là không cần thiết và người mẹ có thể tiếp tục nuôi con bằng sữa của mình nếu muốn.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định, các cơ quan y tế của Liên hợp quốc đã đánh giá kỹ lưỡng về khả năng phụ nữ có thể lây vi rút SARS-CoV-2 sang con mình khi cho bú và nhận thấy mức độ rủi ro là rất thấp. Vì vậy, các bà mẹ dù nghi vấn hay đã dương tính với vi rút SARS-CoV-2 vẫn nên tiếp tục cho con bú, trừ khi sức khỏe không cho phép.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) , Covid-19 có thể khiến lượng khách du lịch quốc tế trong năm nay giảm từ 60% đến 80%, mức chưa từng thấy kể từ khi tổ chức này thực hiện việc lưu giữ dữ liệu lần đầu tiên vào năm 1950

Sữa mẹ không phải nguồn lây nhiễm Covid-19

Sữa mẹ không phải nguyên nhân gây lây lan Covid-19.

Dự báo này càng củng cố cho nhận định rằng đại dịch Covid-19 có thể để lại những "vết sẹo đáng kể" đối với nền kinh tế toàn cầu và triển vọng phục hồi hiện vẫn rất khó đoán định. Cách đây hai tháng, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng dự báo kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm 3%.

Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp trực tuyến của Diễn đàn Chính sách tiền tệ châu Á lần thứ bảy, Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath cho rằng, những dự báo được cập nhật vào ngày 24-6 tới sẽ có thể còn tồi tệ hơn bởi những tổn thất về kinh tế đã được thấy rõ ở mọi lĩnh vực.

Tới 6h (13-6), thế giới ghi nhận 7.718.689 người mắc Covid-19, trong đó có 427.477 người đã thiệt mạng và 3.913.503 người hồi phục.

Châu Âu

Ủy viên phụ trách vấn đề y tế của Liên minh châu Âu (EU) Stella Kyriakides cho rằng, cuộc khủng hoảng y tế công cộng do Covid-19 gây ra đối với lục địa già vẫn chưa lắng dịu; đồng thời, kêu gọi các nước duy trì cảnh giác cao độ, đẩy mạnh thực hiện các xét nghiệm và truy dấu nguồn bệnh. Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh châu Âu đã ghi nhận hơn 2.173.549 ca mắc Covid-19, trong đó 182.067 người đã tử vong.

Theo nghiên cứu của viện HES-SO Valais, ngành du lịch Thụy Sĩ có thể mất tới 8,7 tỷ CHF (9,2 tỷ USD) vào năm 2020, đẩy gần 1/4 doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

Đức dự kiến sẽ dỡ bỏ các điểm kiểm soát tại biên giới vào tối thứ hai tuần tới.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã phải tự cách ly sau khi phu nhân của ông được xác định dương tính với vi rút SARS-CoV-2.

Trong khi đó, trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 8.987 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca tại đây lên 511.423 người, đứng thứ ba trên thế giới về số ca bệnh. Tổng số ca tử vong hiện là 6.715 ca.

Châu Mỹ

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất từ Covid-19 với 2.115.321 người nhiễm bệnh (25.620 ca mới). Trong đó, 116.795 người đã thiệt mạng, 838.417 người đã hồi phục.

Mặc dù vậy, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin khẳng định, nước này không thể tiếp tục đóng cửa nền kinh tế vì biện pháp đó còn gây nhiều thiệt hại hơn cả dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh bùng phát các đợt nhiễm mới, Thống đốc các bang Oregon và Utah đã quyết định tạm dừng mở cửa trở lại. Trong khi đó, các bang Florida và Arizona, những nơi đang ghi nhận số ca mắc mới gia tăng, sẽ vẫn tiếp tục nới lỏng các biện pháp phong tỏa.

Brazil đứng thứ hai sau Mỹ về số người nhiễm bệnh với 805.649 ca mắc Covid-19 và 41.058 ca tử vong. Nước này là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất khu vực Mỹ Latinh. Do tác động của dịch bệnh, số người nộp đơn đề nghị chi trả bảo hiểm thất nghiệp ở Brazil trong tháng vừa qua đã tăng lên gần 1 triệu người, mức kỷ lục từ trước tới nay.

Châu Á

Ấn Độ đã vượt Anh trở thành quốc gia thứ tư chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 sau khi phát hiện thêm 11.320 ca nhiễm và 389 ca tử vong trong 24 giờ qua. Đây là ngày Ấn Độ có số ca nhiễm mới và tử vong cao nhất, đồng thời đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm trong ngày ở nước này ở mức trên 10.000 người. Tính đến nay, quốc gia đông dân thứ hai thế giới đã có tổng cộng 309.603 ca nhiễm, với 8.890 ca tử vong.

Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc đã quyết định lùi thời điểm cho phép hơn 520.000 học sinh các lớp 1, 2 và 3 trở lại trường học do vừa phát hiện thêm 3 ca mắc bệnh tại đây sau gần hai tháng không ghi nhận trường hợp lây nhiễm nào. Học sinh các lớp lớn hơn đã đi học trở lại trước đó sẽ tiếp tục đến trường, nhưng phải tuân thủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt hơn.

Tại Hàn Quốc, số ca mắc không có chiều hướng giảm buộc chính phủ nước này phải gia hạn các biện pháp giãn cách tại Seoul và vùng phụ cận, mà theo kế hoạch sẽ hết hiệu lực vào cuối tuần này, cho đến khi tình hình ổn định trở lại. Tính đến thời điểm hiện tại, với 56 ca nhiễm mới được phát hiện, tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc đã lên thành 12.003 ca, trong khi số tử vong là 277 ca.

Thái Lan sẽ cấm các quan chức nhà nước đi nước ngoài trong năm nay nhằm thúc đẩy những hội nghị và sáng kiến ở trong nước cũng như tăng cường nội địa. Thái Lan chuẩn bị cho giai đoạn 4 nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên, những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt vẫn tiếp tục được áp dụng đối với hoạt động xuất nhập cảnh do tất cả bệnh nhân mới đều là công dân hồi hương từ nước ngoài.

Châu Phi

Tình hình dịch bệnh tại Nam Phi diễn biến đáng lo ngại, khi ghi nhận tới 10.000 trường hợp nhiễm mới chỉ trong vòng 5 ngày qua. Tới nay, nước này đã có 61.927 ca mắc Covid-19, trong đó 1.354 người đã thiệt mạng.

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.49336 sec| 789.289 kb