Đậu nành là thực phẩm thiên nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao. Những người bị bệnh như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung…tuyệt đối không uống loại này.
Sữa đậu nành là thức uống rất bổ dưỡng cho sức khoẻ. Sữa đậu nành có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với bệnh nhân tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng sữa đậu nành cần chú ý những điều dưới đây.
Nấu sữa đậu nành với trứng gà
Sữa đậu nành không thể nấu cùng với trứng gà, bởi vì lòng trắng trứng và protein trong đậu nành kết hợp lại sinh ra chất không dễ được cơ thể hấp thụ.
Nếu uống sữa đậu nành khi bụng đói, dinh dưỡng sẽ giảm đi rất nhiều
Thích hợp với mọi người
Sữa đậu nành tính hàn, vì vậy uống quá nhiều sẽ gây buồn nôn, ợ hơi, đau bụng đi ngoài, chướng bụng và người hay đi tiểu nhiều ban đêm, người bị di tinh đều không nên uống sữa đậu nành.
Ngoài ra, hàm lượng purine trong sữa đậu nành cao, người bị bệnh Gout cũng không nên uống.
Không uống quá nhiều
Uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc dễ gây ra chứng khó tiêu protein hoặc đầy hơi, tiêu chảy.
Không uống khi đói bụng
Khi bạn đói, phần lớn protein trong sữa đậu nành được chuyển hóa nhanh chóng thành calorie và bị tiêu hao ngay, không đem lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Do đó, bạn nên kết hợp uống sữa với ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh ngọt, bánh mì. Khi đó, protein sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn dưới tác dụng của axit dịch vị.
Tránh đựng sữa trong bình giữ nhiệt
Vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành khi ở nhiệt độ ấm. Bởi vậy, bạn nên uống sữa để trong cốc hoặc các loại bình thông thường.
Ngoài ra, sau 3-4 giờ, sữa đã tiếp xúc với không khí sẽ bị biến chất, gây hại cho đường tiêu hóa của người uống.