Đặc điểm của nhiệt miệng
Bạn có thể điều trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả. Nguồn ảnh: Internet
Biểu hiện bệnh bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2 - 10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng. Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng… Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi...
Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng. Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein... làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.
Cách chữa nhiệt miệng trong mùa hè
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Giữ gìn răng miệng sạch sẽ là một cách giúp ngăn ngừa vết loét của nhiệt miệng đồng thời phát triển và khắc phục mọi tổn thương mà nốt nhiệt đang gây ra. Vệ sinh răng miệng có thể ngăn ngừa vi khuẩn có khả năng hình thành nên sự đau nhức nơi khoé môi. Đánh răng 2 lần/ ngày và sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ các chất dơ hoặc thức ăn còn sót lại ra khỏi miệng. Từ đó hạn chế nguy cơ gây nên các vết viêm loét.
Tránh hút thuốc, nhai kẹo
Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân trực tiếp nhất gây nên các bệnh về răng miệng. Bên cạnh việc làm mất màu răng, tạo mùi hôi, thuốc lá cũng làm tình trạnh nhiệt miệng của bạn lở loét tệ hơn. Kẹo cao su tuy không có tác động quá đáng kể đối với những nốt viêm. Thế nhưng bạn nên hạn chế nhai kẹo cao su vì thao tác này sẽ gây nên ma sát trong vòm họng, ảnh hưởng đến các tổn thương trong khoang miệng.
Đơn thuốc giảm đau bạn có thể tự mua cho mình chính là aspirin. Bạn có thể mua thuốc giảm đau loại nhẹ nhất và đắp hoặc nhai ở gần khu vực nổi nhiệt miệng để làm lành các vết loét. Tuỳ loại aspirin mà ban đầu bạn có thể sẽ trải qua những cảm giác khó chịu và bỏng nhưng kết quả cuối cùng sẽ không làm bạn thất vọng.
Hạn chế thực phẩm có tính axit
Hấp thụ các loại thức ăn có nồng độ axit cao hoặc độ cay nhiều sẽ làm tình trạng vết loét của bạn trở nên nặng nề hơn. Bạn nên hạn chế những thực phẩm chua hoặc các loại rau củ quả cay như ớt. Bằng cách cân bằng độ pH cho khoang miệng, bạn sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu cho quá trình chữa lành nốt nhiệt miệng.
Thường xuyên sử dụng nước sức miệng
Nước súc miệng cũng đóng một vai trò khá quan trọng đối với việc điều trị nhiệt miệng. Không chỉ giúp giữ gìn vùng khoang miệng sạch sẽ mà nước súc miệng còn ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời làm tê liệt cảm giác đau rát trong khoang miệng. Bạn nên sử dụng loại nước súc miệng có tính sát khuẩn để cảm nhận được rõ hiệu quả mang lại.