Thứ 6, 22/11/2024, 21:34 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Dậy thì sớm ở trẻ là gì?
(Tieudung.vn) - Mẹ cần chú ý để phát hiện tình trạng dậy thì sớm của trẻ để can thiệp khi cần thiết.

Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm ở trẻ là gì?

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet 

Nhiều phụ huynh quan tâm thế nào là dậy thì sớm. Dậy thì sớm là tình trạng phát triển các đặc tính sinh dục sớm hơn bình thường (ở bé gái là trước 8 tuổi, có kinh trước 9 tuổi; ở bé trai là trước 9 tuổi).

Đặc biệt, cha mẹ cần phân biệt rõ tình trạng dậy thì thực thụ với chứng vú phát triển sớm – một rối loạn lành tính trong đó ngực phát triển đơn thuần, không đi kèm với các dấu hiệu dậy thì khác.

Nguyên nhân gây dậy thì sớm

Tuổi dậy thì thường bắt đầu ở trẻ em gái ở độ tuổi từ 8 và 12 và ở các bé trai ở độ tuổi từ 9 và 14. Tuổi dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).

Phân loại dậy thì sớm người ta chia làm hai loại là dậy thì sớm trung ương (trung tâm) và ngoại vi.

Dậy thì sớm trung ương: là do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Trong trường hợp hiếm hoi, những điều sau đây có thể gây dậy thì sớm trung ương: khối u trong não hoặc tuỷ sống, viêm não hay viêm màng não; Bức xạ vào não hay cột sống; Sự tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ não, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon). Các bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương (não úng thuỷ, các kytse màng nhện, loạn sản vách-thị, harmatome...); Hội chứng McCune-Albright-Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận)...

Ngoài ra, thể không hoàn toàn chỉ có một đặc tính sinh dục phụ xuất hiện như: tuyến vú phát triển đơn độc, hay lông mu phát triển sớm đơn độc, hoặc kinh nguyệt xuất hiện sớm đơn độc...

Dậy thì sớm ngoại vi: dậy thì sớm ngoại vi là ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do tăng nồng độ GnRH, mà các hormon steroids sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) hay thượng thận, một số trường hợp đặc biệt có thể do bài tiết lạc chỗ các hormon hướng sinh dục, có thể do nguồn hormon ngoại sinh quá mức. Cả bé gái và bé trai bị dậy thì sớm ngoại vi có thể do: khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron; hội chứng McCune-Albright; tiếp xúc với các nguồn bên ngoài của estrogen hay testosteron, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ. Ở trẻ gái cũng có thể được kết hợp với: u nang buồng trứng, các khối u buồng trứng. Ở trẻ trai cũng có thể là do khối u trong các tế bào sản xuất tinh trùng (tế bào mầm), hoặc trong các tế bào mà sản xuất testosteron (tế bào Leydig). Ngoài ra, gene đột biến - một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, là do một khiếm khuyết ở gen, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosteron ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4.

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.22657 sec| 783.633 kb