Da hơi vàng
Màu da hơi vàng chủ yếu là do bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Nguồn ảnh: Internet
Màu da hơi vàng chủ yếu là do bệnh vàng da và các vấn đề về gan. Mức bilirubin (một sắc tố mật) cao khiến cơ thể bạn không thể loại bỏ nó dưới dạng chất thải, từ đó khiến da và phần củng mạc của mắt có màu hơi vàng.
Đốm trắng trên móng tay
Đốm trắng trên móng tay thường có thể xuất hiện sau chấn thương móng tay hoặc do bạn cắn móng tay. Tuy nhiên, nếu điều này vẫn xảy ra mà không phải do những nguyên nhân đó, thì có thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như thiếu hụt kẽm, canxi hoặc protein.
Sút cân không rõ nguyên nhân
Giảm cân không cần nỗ lực tập luyện kiêng khem nghe có vẻ như một giấc mơ với nhiều chị em phụ nữ, nhưng thực tế nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của bạn đang có vấn đề. Nếu bạn không có thể trạng béo phì và bạn vừa sút 4,5 kg, hoặc hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 6 đến 12 tháng vừa qua, bạn nên đi khám bác sĩ.
Có rất nhiều tình trạng sức khoẻ gây sụt cân không rõ nguyên nhân- bao gồm tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), tiểu đường, trầm cảm, bệnh lý gan mật, ung thư hoặc các rối loạn cản trở cơ chế hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Sốt cao kéo dài
Sốt kéo dài có thể cảnh báo một bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn, có thể là bất kì loại nhiễm trùng nào, từ nhiễm trùng đường tiết niệu đến lao. Trong một số trường hợp, các bệnh lý u ác tính – chẳng hạn như u lympho.
U lympho tế bào T là một loại trong u lympho không Hodgkin, chiếm 1/3 các trường hợp, 2/3 các trường hợp còn lại là U lympho tế bào B. U lympho không Hodgkin là nhóm bệnh của tổ chức lympho. Đây là nhóm bệnh có sự tăng sinh ác tính các tế bào dòng lympho. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến từ 45-55 tuổi, hiếm gặp ở trẻ em. Nam có xu hướng mắc bệnh cao hơn nữ. Nếu bạn bị sốt cao hơn 38,5 độ C hoặc sốt kéo dài, hãy đi khám bác sĩ ngay.
Da gót chân mỏng đi và chuyển màu hồng
Mặc dù có một làn da ở gót chân mềm mại, sáng màu là điều mà nhiều người mong muốn và các nhà sản xuất kem dưỡng da chân cũng thường quảng cáo về công dụng này. Tuy nhiên nếu da gót chân chuyển sang màu hồng, mỏng đi và nhăn nheo thì lại là một dấu hiệu xấu cảnh báo bạn nên xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu. Triệu chứng này có thể cho thấy một vấn đề về trao đổi chất, bao gồm cả bệnh tiểu đường. Người có triệu chứng này nên gặp bác sĩ nội tiết.
Luôn cảm thấy cơ thể như bị trói
Nếu đôi khi bạn cảm thấy như thể ai đó đang ôm bạn thật chặt hoặc trói bạn thì nên thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng. Nhiều người trong số này còn có cảm giác khó chịu ở tay và chân như thể bạn đang đeo găng tay hoặc giày quá nặng. Bạn cũng nên đến bác sĩ thần kinh để kiểm tra.