Rau muống được biết đến bởi những tác dụng có lợi cho sức khỏe như tốt cho tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, điều trị thiếu máu hay tăng cường hệ miễn dịch. Chính vì vậy, nhiều bà nội trợ luôn yên tâm khi chuẩn bị bữa cơm có đĩa rau muống luộc.
Đặc biệt vào mùa nóng, nước rau muống luộc còn được xem như một loại nước giải nhiệt bổ - rẻ. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường rau không an toàn lại được bày bán xen lẫn với rau sạch khiến nhiều người khó phân biệt.
Rau muống tốt cho tim mạch và ngăn ngừa tiểu đường (Ảnh minh hoạ). |
Dưới đây là cách nhận biết rau muống bị nhiễm chì thông qua những mẹo nhỏ. Khi quan sát bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng nhận thấy rau muống bị nhiễm chì thường có thân to, lá cứng hơn so với rau muống sạch. Đồng thời, lá của muống bị nhiễm chì thường có màu xanh đen, thân cây cũng giòn hơn bình thường.
Khi rửa sau, nếu muống nhiễm chì thì hóa chất sẽ có nhiều bong bóng nổi lên. Đồng thời, qua quá trình luộc rau, nếu rau muống nhiễm chì sẽ có nước mày xanh nhạt nhưng sau khi để nguội, nước rau sẽ đổi thành màu xanh đen và có kết tủa vẩn đen.
Rau muống nhiễm chì khi ăn có vị chát, không ngọt, mùi hơi hắc. Trong khi đó rau muống thường có vị ngọt mát, nước luộc rau cũng trong.
Cách chọn rau muống ngon, an toàn
- Không nên chọn những mớ rau có cọng quá to, thường chỉ to bằng đầu đũa ăn cơm, tránh mua phải những mớ rau có cọng to bất thường.
- Không nên chọn mớ rau quá xanh mướt, nhìn từ xa lá xanh óng lên, bẻ thấy cọng rất giòn, lá màu xanh sẫm.
- Đặc biệt khi rửa rau mà thấy nổi lên nhiều bong bóng là chắc chắn rau có nhiễm hóa chất nước rửa bát, chất tẩy rửa.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên chọn rau muống có độ tốt vừa phải, thân nhỏ, lá nhỏ, màu xanh bình thường vì loại rau này có vừa đủ chất hữu cơ hơn, nhìn chung sẽ an toàn cho người ăn.
Ngoài ra, trước khi nấu nên rửa nhiều lần bằng nước sạch và ngâm rau trong nước muối khoảng vài giờ đồng hồ để giảm nồng độ các chất hóa học còn bám dính.