Dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng đầy hơi
Đầy hơi chướng bụng làm ta thấy khó chịu. Nguồn ảnh: Internet
Đầy hơi chướng bụng làm ta thấy khó chịu nhưng nó chỉ thường xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, nguyên nhân gây ra tình trạng phiền toái này có thể do việc dung nạp lactose hoặc cũng có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý bất thường nguy hiểm như ung thư. Vậy làm sao để xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng chướng bụng đầy hơi là lành tính hay không và cách khắc phục nó là điều hết sức quan trọng. Đặc biệt là khi bạn bị chứng chướng bụng, đầy hơi kéo dài.
Dưới đây là những dấu hiệu của chứng chướng bụng đầy hơi kéo dài:
Giảm cân là dấu hiệu của việc bị đầy hơi nghiêm trọng. Nếu bạn bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân đi kèm với cảm giác no dù chỉ ăn một chút thức ăn thì có khả năng cơ thể bạn có một khối u và các chất tiết ra từ khối u sẽ tác động đến cảm giác thèm ăn của bạn.
Cổ trướng cũng có thể là nguyên nhân gây ra chướng bụng, đầy hơi kéo dài. Nó cũng có thể là do các bệnh về gan. Cổ trướng sẽ làm cho một lượng lớn dịch tích tụ có thể làm bụng to ra.
Nếu bạn bị chướng bụng đầy hơi kèm theo buồn nôn và nôn mửa thì đó có thể là dấu hiệu của sự tắc ruột vì các mô sẹo hoặc khối u đã chèn ép thành ruột. Các cơn đau này có thể dữ dội và xuất hiện theo từng cơn tách biệt.
Đi ngoài có máu hoặc âm đạo bị chảy máu cũng có thể có liên quan đến tình trạng đầy hơi chướng bụng kéo dài.
Sốt cùng với chứng chướng bụng khó tiêu có thể có nguyên nhân là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm chẩn đoán các nguyên nhân nhiễm trùng.
Mẹo chữa đầy hơi, chướng bụng theo dân gian
Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng đầy hơi chướng bụng thì có thể áp dụng một số mẹo vặt dưới đây giúp chữa đầy hơi chướng bụng hiệu quả:
Củ tỏi
Bên cạnh công dụng là gia vị được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn, tỏi còn giúp chữa đầy bụng khó tiêu rất hiệu quả. Cách dùng như sau:
Cách 1: Tỏi bóc vỏ 30g, giã nát, trộn với 5g đường phèn hoặc đường kính. Hòa với 60ml nước sôi ấm (từ 40 – 50 độ) chia làm 2 lần uống trong ngày.
Cách 2: Nướng 1 củ tỏi rồi bọc trong một miếng gạc mỏng, đặt lên rốn của người bị đầy hơi chướng bụng, cách này giúp xì hơi để họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Quế
Quế là vị thuốc nổi tiếng có tác dụng chữa chướng bụng, ăn uống khó tiêu. Cách sử dụng như sau:
Cách 1: Đun sôi 250ml nước, thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước. Gạn lấy nước uống sau khi ăn.
Cách 2: Thêm 1/2 thìa cà phê bột quế vào trong ly sữa ấm và uống khi chướng bụng đầy hơi.
Gừng
Gừng là vị thuốc được nhắc tới rất nhiều về tác dụng chữa bệnh trong đó có đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, giải độc… Cách dùng gừng để đẩy lùi tình trạng đầy bụng chướng hơi như sau:
Cách 1: Uống từng ngụm nước nóng có vài lát gừng.
Cách 2: Uống trà gừng nóng ngay sau ăn sẽ giúp giảm đầy bụng khó tiêu
Cách 3: Gừng tươi rửa sạch đập nát cho vào một cốc nước nóng ngâm khoảng 30 phút rồi thêm 1 thìa mật ong quấy đều, ngày uống 2 – 3 lần sau bữa ăn.