Thứ 6, 04/10/2024, 09:02 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Bệnh viện hết thuốc điều trị tay chân miệng

Bệnh viện hết thuốc điều trị tay chân miệng
(Tieudung.vn) - Từ tháng 9 đến nay, số trẻ nhập viện điều trị bệnh tay chân miệng trên địa bàn TPHCM có dấu hiệu gia tăng. Tuy nhiên, thuốc Phenobarbital- "vũ khí" giúp bác sĩ điều trị tay chân miệng hiện đang có nguy cơ cạn kiệt.

Số ca mắc tăng cao nhưng thiếu thuốc điều trị

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Nhi đồng 1 cho biết, 2 tuần trở lại đây số trẻ nhập viện vì tay chân miệng bắt đầu có xu hướng tăng mạnh.

Hiện tại, khoa Nhiễm - Thần kinh mỗi ngày có trung bình 30 trẻ điều trị tay chân miệng nội trú, trong đó luôn có từ 2-3 trẻ bị nặng độ 2B, độ 3. So với tháng trước, số ca bệnh tăng rất nhanh. May mắn, bệnh viện chưa ghi nhận ca tử vong.

Bác sĩ Khánh lo lắng tháng 10 sẽ là đỉnh dịch. Tuy nhiên, điều khiến ông đau đầu nhất là bệnh viện đã không còn thuốc Phenobarbital - "vũ khí" giúp bác sĩ điều trị co giật ở người lớn và trẻ em.

"Lô thuốc Phenobarbital cuối cùng đã hết hạn ngày 27/9. Chúng tôi chưa có nguồn thuốc mới", bác sĩ Khanh nói.

Bệnh viện hết thuốc điều trị tay chân miệng

Thuốc Phenobarbital dạng dung dịch dùng để điều trị co giật ở trẻ bị tay chân miệng.

từ một số nhà cung cấp cho biết, hiện thuốc Phenobarbital đã ngưng sản xuất. Tuy nhiên, bệnh viện vẫn phải chờ Bộ y tế thông biết được tình hình.

Thuốc Phenobarbital có hai dạng là viên uống và dung dịch tiêm truyền qua đường tĩnh mạch. Thuốc này nằm trong phác đồ điều trị bệnh tay chân miệng của Bộ y tế, thuốc giúp cho trẻ bị tay chân miệng độ nặng nằm yên để tránh các mức độ biến chứng.

Ngoài tay chân miệng, thuốc có thể sử dụng cho bệnh khác như động kinh và đặc biệt là co giật ở trẻ sơ sinh. Ưu điểm của thuốc là thời gian điều trị được lâu, ít gây ảnh hưởng cơ quan hô hấp.

Theo bác sĩ Khanh, với tình trạng thiếu thuốc chống co giật như hiện tại, dự kiến, nếu số ca tay chân miệng tiếp tục tăng cao, việc điều trị rất khó khăn. Bệnh viện quyết định dùng một loại thuốc chống co giật khác thay thế cho Phenobarbital hoặc cho trẻ thở máy. Tuy nhiên, nhiều trẻ thở máy cũng khiến bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải.

Ngoài ra, bệnh nhi tay chân miệng phải đối mặt với nguy cơ dễ suy hô hấp hơn do thuốc thay thế có phụ làm ngưng thở. Thêm vào đó, nguy cơ biến chứng sang giai đoạn nặng hơn, điều trị cũng khó khăn và tốn kém hơn.

Bệnh viện hết thuốc điều trị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng sẽ nổi bóng nước ở bàn tay.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh viện hiện điều trị khoảng 40 ca nội trú, 60-80 ca ngoại trú bệnh tay chân miệng mỗi ngày. 

Hiện tại, trong kho bệnh viện, thuốc Phenobarbital không còn nhiều. Đơn vị đang chờ phản hồi từ Bộ Y tế để được nhập lô thuốc mới dự trữ kịp thời.

Theo bác sĩ Tiến, người lớn có nhiều loại thuốc tương tự để thay thế Phenobarbital khi điều trị co giật. Nhưng trẻ em thì không thể dùng thuốc dành cho người trưởng thành. Do đó, bệnh viện ưu tiên Phenobarbital cho nhóm trẻ sơ sinh.

Đồng thời, bác sĩ Tiến khẳng định Bệnh viện Nhi đồng Thành phố sẵn sàng Phenobarbital với các bệnh viện bạn để cứu chữa các ca nặng; đồng thời nên xây dựng các chỉ định để sử dụng thuốc đúng và trúng, tránh lãng phí khi nguồn thuốc đã cạn kiệt.

Hiện chưa rõ nguyên nhân khiến thuốc Phenobarbital không được nhập thêm. Không chỉ riêng 3 bệnh viện nhi lớn tại TP Hồ Chí Minh, hầu hết cơ sở y tế cả nước đều trong tình trạng thiếu hụt thuốc Phenobarbital.

Phòng tránh tay chân miệng

Bệnh viện hết thuốc điều trị tay chân miệng

Số trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng mạnh.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC), cộng dồn từ đầu năm đến tuần 39, thành phố ghi nhận 6.358 ca tay chân miệng. Tính riêng trong tuần 39, 640 ca được ghi nhận, tăng 85 ca so với tuần trước đó. Đây là số liệu ca bệnh cao nhất từ đầu năm đến nay.

Số ca tay chân trong tuần tăng tại 19/24 quận, huyện, trong đó có 4 quận, huyện ở mức độ cảnh báo.

HCDC cho biết tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, lây truyền qua đường tiêu hóa.

Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ nốt bỏng, phân, chất nôn của người bệnh. Khả năng lây cao nhất là trong một tuần sau khi trẻ khởi phát triệu chứng.

Bệnh này chưa có vaccine phòng ngừa, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên HCDC khuyến cáo phụ huynh phòng bệnh cho trẻ bằng ba sạch: ăn uống sạch - ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch. Đồng thời, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh (nổi bóng nước ở bàn tay, bàn chân, miệng), sốt cao liên tục không hạ, giật mình khi ngủ, run, nôn liên tục, lừ đừ, co giật... cần đưa đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. Đồng thời, phụ huynh cần cho trẻ nghỉ học khi mắc bệnh để hạn chế lây lan.

Tags:
3.5 15 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.31641 sec| 791.383 kb